Thống kê nông sản Giá cà phê có thể tăng trong năm 2020 bởi nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ lớn

Giá cà phê có thể tăng trong năm 2020 bởi nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ lớn

Author Phạm Hoà - VITIC/Reuters, publish date Monday. April 20th, 2020

Giá cà phê có thể tăng trong năm 2020 bởi nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ lớn

Ảnh hướng lớn của dịch COVID-19 tới sản xuất và chuỗi cung ứng cà phê trên thế giới, cộng với sự gia tăng nhu cầu từ một số nước tiêu thụ lớn nhất thế giới sẽ khiến giá cà phê tăng trong năm 2020.

Bắt đầu năm 2020, giá cà phê khá thấp so với tháng 12/2019, ở mức 1,2 USD/pound, với mức giá cao nhất là 1,3 USD/pound. Giá cà phê kì hạn giảm hơn nữa trong tháng hai khi các nhà giao dịch lo ngại rủi ro, theo SeekingAlpha.

Tuy nhiên, giá cà phê bắt đầu tăng vào đầu tháng 3. Vào ngày 9/3, khi chứng khoán giảm và hầu hết mặt hàng lao dốc, cà phê vẫn nằm trong số ít hàng hóa mà giá cả không chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Giá cà phê tăng cao vào ngày 25/3 và hiện đang giao dịch ở mức 1,4 USD/pound. Dự đoán giá cà phê sẽ tăng trong năm 2020 bất chấp tác động của virus corona bởi nguồn cung hạn chế sẽ thúc đẩy giá cà phê cùng với tiêu thụ dự báo tăng.

Nguồn cung hạn chế

Sản lượng cà phê toàn cầu trong mùa vụ 2019 - 2020 ước tính đạt khoảng 168,71 triệu bao, giảm 0,9% so với 169 triệu bao trong năm trước đó. Sản lượng cà phê arabica xấp xỉ 95,68 triệu bao, giảm 2% trong khi sản lượng cà phê robusta xấp xỉ 71,72 triệu bao, tăng 1,5%.

Sự sụt giảm trong sản xuất toàn cầu chủ yếu là do sản lượng arabica của Brazil suy yếu khi nước này bước vào năm cuối của chu kì sản xuất hai năm một lần.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê của Brazil trong năm 2019 - 2020 dự kiến đạt khoảng 59,30 triệu bao 60 kg, giảm 8% so với 64,8 triệu bao trong mùa trước.

Minas Gerais, bang sản xuất cà phê hàng đầu của Brazil, ước tính sản xuất khoảng 28,5 triệu bao so với 33,3 triệu bao trong mùa trước. Sản lượng của bang Sao Paolo có thể chỉ còn khoảng 5,3 triệu bao so với 6,3 triệu bao của mùa trước trong khi tại các bang khác, sản xuất cũng giảm xuống khoảng 5,4 triệu bao.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 4 tháng đầu năm 2019 - 2020 giảm 5,8% xuống 39,53 triệu bao so với 41,95 triệu bao trong mùa vụ 2018 - 2019.

Các lô hàng cà phê arabica trong cùng kì giảm 8,1% xuống còn 25 triệu bao trong khi lô hàng robusta giảm 1,4% xuống còn 14,5 triệu bao. Ghi nhận xuất khẩu từ Brazil giảm 12,7% xuống 13,161 triệu bao, từ Việt Nam giảm 14,6% xuống 8,35 triệu bao trong khi Ấn Độ, Mexico và Peru cũng ghi nhận xuất khẩu giảm.

Đại dịch virus corona tác động đáng kể tới nguồn cung cà phê khi dịch bệnh dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và tình trạng phỏng tỏa ở khắp các quốc gia.

Đại dịch gây cản trở cho vận tải đường bộ, hàng không và đường biển, do đó khiến nguồn cung cà phê vốn đã bị hạn chế trên thị trường nay còn khan hiếm hơn.

Sản xuất và cung ứng toàn cầu không ổn định sẽ thúc đẩy giá cà phê tăng cao hơn trong năm nay vì các nhà sản xuất và nhà cung cấp đang giảm sản lượng cũng như xuất khẩu.

Tiêu thụ cà phê dự kiến tăng

Tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm 2019 - 2020 ước tính đạt 169,34 triệu bao, tăng 2% so với 165,35 triệu bao của mùa trước.

Dự kiến tiêu thụ cà phê sẽ tăng ở hầu hết các quốc gia, vì cà phê là đồ uống được ưa thích nhất ở hầu hết các nước phát triển. Các quốc gia đang phát triển như Kenya, Panama và Senegal được coi là những thị trường tiềm năng nhất trong những năm tới.

Châu Âu là thị phần tiêu thụ cà phê lớn nhất toàn cầu. Trong năm 2019 - 2020, tiêu thụ cà phê ở khu vực này dự kiến tăng 1,2% lên khoảng 54,54 triệu bao. Tiêu thụ ở Bắc Mỹ có thể tăng 1,7% lên 30,97 triệu bao.

Ngoài ra, tiêu thụ ở các khu vực khác như châu Á và châu Đại Dương, Trung Mỹ và Mexico, châu Phi sẽ lần lượt tăng 3% lên 37,84 triệu bao, 1,4% lên 5,47 triệu bao và 1,8% lên 11,94 triệu bao. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê ở Nam Mỹ dự báo sẽ không thay đổi.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Cà phê Quốc gia (NCA), khoảng 63% người Mỹ trưởng thành uống cà phê mỗi ngày và là đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất.

Sự gia tăng tiêu dùng đáng kể ở Trung Quốc và Ấn Độ phần lớn là do sự tăng lên trong số người thuộc tầng lớp trung lưu. Các quốc gia như Nga và Ukraine cũng ghi nhận nhu cầu tiêu thụ cà phê lớn.

Khi virus corona tiếp tục lan rộng, hầu hết các quốc gia đều bị phong tỏa. Phần lớn người tiêu dùng cà phê buộc phải mua số lượng lớn hàng hóa để tích trữ, trong đó có cà phê, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu cao và giá cà phê tăng.


Giá lúa mì Nga tăng do lo ngại nguồn cung sau thời điểm 15/5/2020 Giá lúa mì Nga tăng do lo ngại… Thị trường cà phê - 'Con bò mộng' lẩn khuất đâu đây Thị trường cà phê - 'Con bò mộng'…