Thống kê nông sản Giá cà phê robusta năm 2022 tiếp tục tăng nhờ sản lượng giảm?

Giá cà phê robusta năm 2022 tiếp tục tăng nhờ sản lượng giảm?

Author Phạm Hòa, publish date Monday. January 3rd, 2022

Giá cà phê robusta năm 2022 tiếp tục tăng nhờ sản lượng giảm?

Giá cà phê robusta trong tháng 12 tăng trở lại do những tín hiệu xấu về sản lượng, đặc biệt là ở Việt Nam khi hoạt động thu hái, phơi sấy bị chậm lại. Cục Xuất nhập khẩu dự báo về trung hạn, giá cà phê sẽ được hỗ trợ bởi các báo cáo sản lượng giảm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, giữa tháng 12, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới tăng. Nguồn cung cà phê robusta từ Việt Nam có thể bị chậm lại do việc thu hái, phơi sấy cà phê bị ảnh hưởng.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê ở Brazil (Cecafé), tháng 11/2021, xuất khẩu cà phê của nước này đạt 2,6 triệu bao cà phê hạt, giảm 48,7% so với tháng 11/2020; trong đó gồm 2,4 triệu bao cà phê arabica và 186,1 nghìn bao cà phê robusta, giảm lần lượt 41,5% và 44,4%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng giá cà phê robusta đã chậm lại, trong khi giá cà phê arabica điều chỉnh giảm sau báo cáo sản lượng vụ mùa năm 2021 của Công ty Cung ứng và Dự báo nông sản (Conab) thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil.

Trên sàn giao dịch London, ngày 18/12, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 1/2022, tháng 3/2022 tăng lần lượt 1,2% và 1,7% so với ngày 9/12, lên mức 2.439 USD/tấn và 2.333 USD/tấn.

Còn tại Việt Nam, ngày 18/12/2021, giá cà phê Robusta tăng 100 đồng/kg so với ngày 9/12/2021, lên mức 40.000 – 41.600 đồng/kg.

Theo Conab, ước tính sản lượng cà phê arabica đạt 31,4 triệu bao, tăng từ mức 30,7 triệu bao và cà phê robusta đạt 16,3 triệu bao, tăng từ mức 16,1 triệu bao dự báo hồi tháng 9.

Tổng sản lượng cà phê của Brazil năm 2021 ở mức 47,7 triệu bao, cao hơn so với 46,9 triệu bao được công bố trong lần khảo sát trước đó.

Mặc dù Conab báo cáo điều chỉnh tăng không nhiều nhưng điều này chứng tỏ thiệt hại vì khô hạn kéo dài từ đầu năm nay và đợt sương giá đầu tháng 7/2021 không quá nặng nề như đánh giá trước đó.

Bên cạnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố mốc thời gian nhanh hơn để rút lại các biện pháp kích thích đã triển khai nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch Covid-19 trong bối cảnh lạm phát gia tăng, tác động tiêu cực lên giá cả hàng hóa thế giới.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê toàn cầu sẽ ổn định do các nước phương Tây sắp bước vào kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Về trung hạn, thị trường cà phê toàn cầu tiếp tục được hỗ trợ bởi các báo cáo sản lượng giảm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 có khả năng giảm do nhiều cây trồng già cỗi không được tái canh kịp thời vì mức giá thấp kéo dài, trong khi một số diện tích đáng kể được nhà nông chuyển sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.

Còn theo báo cáo của Liên đoàn Cà phê Quốc gia Colombia (Fedecafe), sản lượng cà phê robusta năm nay của nước này có khả năng giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi và người trồng chưa muốn bán ra với kỳ vọng giá sẽ tăng thêm.

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê ở Brazil (Cecafé), năm 2022 được cho là một năm khó khăn đối với người trồng cà phê tại Brazil, nước sản xuất lớn nhất thế giới, khi hạn hán và sau đó là sương giá đã làm hư hại đến 20% số cây cà phê, có nguy cơ làm giảm sản lượng trong tương lai.


Giá lúa gạo hôm nay 31/12 ổn định Giá lúa gạo hôm nay 31/12 ổn định Giá lúa gạo hôm nay 30/12: Gạo nguyên liệu ổn định Giá lúa gạo hôm nay 30/12: Gạo nguyên…