Mô hình kinh tế Gia Lai tập trung đối phó với bệnh trắng lá mía

Gia Lai tập trung đối phó với bệnh trắng lá mía

Publish date Thursday. July 23rd, 2015

Gia Lai tập trung đối phó với bệnh trắng lá mía

Hộ ông Tống Mạnh Dũng (thôn Bình Trung 2, xã Chư Răng, huyện Ia Pa) có 3 ha mía lưu gốc năm 1. Vào khoảng tháng 4-2015, ông Dũng phát hiện rất nhiều gốc mía bị bệnh trắng lá. “Lúc đầu chỉ ít cây bị bệnh, gia đình tôi nhổ bỏ và xử lý gốc để ngăn bệnh lây lan sang các cây lân cận. Tuy nhiên chỉ thời gian sau, hầu hết số mía trên ruộng đều bị nhiễm. Vụ mía này coi như mất trắng mà không còn cách nào cứu được”-ông Dũng cho biết. Hiện nay, ruộng mía nhà ông bị nhiễm bệnh trắng lá với tỷ lệ hại trên 80%. Ở mức độ này, ngành chức năng khuyến cáo và buộc ông Dũng phải cày bỏ toàn bộ 3 ha mía và chuyển qua canh tác loại cây trồng khác. Hiện tại, ông Dũng đã tiến hành phun thuốc lưu dẫn và chuẩn bị phá bỏ hoàn toàn diện tích mía trên theo khuyến cáo của ngành chức năng.

Cũng ở thôn Bình Trung 2 còn có hộ ông Tống Đức Hải cũng chịu thiệt hại nặng bởi bệnh trắng lá mía. Vụ mía năm nay, ông Hải có 3,2 ha mía lưu gốc năm 1 bị bệnh trắng lá mía tấn công và gây hại với tỷ lệ trên 60%. Hay hộ bà Ngô Thị Tâm ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) cũng bị bệnh trắng lá mía 1,2 ha (mía lưu gốc năm 1) với tỷ lệ hại 60%... “Hầu hết số diện tích mía bị nhiễm bệnh đều là mía lưu gốc năm 1. Với những hộ có ruộng mía nhiễm bệnh với tỷ lệ hại cao như trên, chúng tôi khuyến cáo nông dân cày bỏ để ngăn chặn bệnh lây lan sang diện tích khác. Đến thời điểm hiện tại đã có tới 102,5 ha mía ở 4 xã: Kim Tân, Pờ Tó, Ia Ma Rơn và Ia Kdăm phải phá bỏ do có tỷ lệ nhiễm bệnh trắng lá cao 30 - 95%”-bà Nguyễn Thị Hường-Trạm trưởng Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Ia Pa, cho biết.

Xử lý bệnh bằng phương pháp thủ công

Thống kê đến thời điểm cuối tháng 6, bệnh trắng lá mía đã gây hại trên diện tích 677,37 ha mía tại 3 huyện thuộc phía Đông Nam tỉnh là Ia Pa, Ayun Pa và Phú Thiện, trong đó nhiều nhất là huyện Ia Pa với 615,6 ha. “Dấu hiệu nhận biết dễ nhất là các lá đổi qua màu trắng thay vì màu xanh do mất diệp lục, thân cây lùn và mọc nhiều chồi. Cây mía nhiễm bệnh trắng lá sẽ chết từ từ sau 7 ngày phát bệnh. Một điều gây khó khăn cho việc đối phó với bệnh trắng lá mía là bệnh có thể lây lan qua đường gió, nước, dụng cụ lao động sử dụng tại nơi nhiễm bệnh chưa qua xử lý…”-bà Hường cho biết thêm.

Thời tiết mưa nắng thất thường, đi kèm nền nhiệt độ tương đối cao là điều kiện thuận lợi để bệnh lây lan và phát triển. Tuy nhiên, là loại bệnh chưa có thuốc đặc trị nên cách duy nhất để đối phó là xử lý, tiêu hủy thủ công để diệt mầm gây bệnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thành - Phó Trạm trưởng phụ trách Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Phú Thiện, chia sẻ thêm: “Bệnh này có thể phòng bằng cách xử lý sạch mầm bệnh trên hom giống trong giai đoạn xuống giống. Còn hiện nay, trắng lá mía là loại bệnh chưa có thuốc điều trị nên mới chỉ áp dụng phương pháp phổ biến là loại trừ, tiêu hủy thủ công đối với cây mía và xử lý đất tại nơi nhiễm bệnh”.


Thương lái mua mía chục hớt tay trên doanh nghiệp Thương lái mua mía chục hớt tay trên… Nhức nhối chất lượng phân bón Nhức nhối chất lượng phân bón