Thống kê chăn nuôi Giá lợn hơi ngày 14/10/2020 giảm sâu

Giá lợn hơi ngày 14/10/2020 giảm sâu

Author Thủy Chung, publish date Thursday. October 15th, 2020

Giá lợn hơi ngày 14/10/2020 giảm sâu

Giá lợn hơi hôm nay tiếp tục giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg trên cả nước, hiện đang được thu mua trong khoảng 65.000 - 76.000 đồng/kg.

Tại miền Bắc giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg

Giá lợn hơi tại miền Bắc tiếp tục giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, tại Yên Bái, Thái Nguyên giảm 3.000 đồng/kg xuống 66.000 đồng/kg; Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình giảm 3.000 đồng/kg xuống 62.000 đồng/kg, 64.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg; Tuyên Quang, Nam Định giảm 2.000 đồng/kg xuống 66.000 đồng/kg; Vĩnh Phúc giảm 2.000 đồng/kg xuống 65.000 đồng/kg; Lào Cai, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên giá ổn định ở mức 65.000 - 67.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động 65.000 - 69.000 đồng/kg.

Mặc dù giá lợn hơi giảm mạnh, nhưng giá thịt lợn tại các chợ, siêu thị hầu như không giảm giá hoặc chỉ giảm nhẹ. Tại chợ Thành Công (Đống Đa, Hà Nội), thịt ba chỉ 160.000 đồng/kg; thịt thăn, mông sấn 130.000 đồng/kg; thịt vai 140.000 - 160.000 đồng/kg; thịt chân giò 160.000 đồng/kg; sườn thăn 170.000 đồng/kg; sườn non 200.000 đồng/kg...

Tại các siêu thị như Big C, Vinmart, Hapro, Co.oop Mart,… thịt ba chỉ 160.000 - 250.000 đồng/kg tùy loại; mông sấn 130.000 đồng/kg; thịt nạc vai 140.000 - 170.000 đồng/kg; thịt thăn 130.000 - 150.000 đồng/kg; sườn non 180.000 - 290.000 đồng/kg,...

Tại miền Trung - Tây Nguyên giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg

Tại Thanh Hóa, Đắk Lắk, Ninh Thuận giá lợn hơi hôm nay giảm mạnh 3.000 đồng/kg xuống lần lượt với mức 65.000 đồng/kg, 70.000 đồng/kg và 72.000 đồng/kg; tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Lâm Đồng giảm 2.000 đồng/kg tương ứng ở mức 66.000 đồng/kg, 72.000 đồng/kg, 73.000 đồng/kg và 74.000 đồng/kg; các địa phương còn lại không thay đổi, tại Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Bình, Bình Định ở mức 73.000 - 74.000 đồng/kg; tại Bình Thuận 72.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động 65.000 - 74.000 đồng/kg.

Tại miền Nam giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg

Giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam tiếp tục giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, tại Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, TP Hồ Chí Minh giảm 2.000 đồng/kg xuống 74.000 đồng/kg; Đồng Nai, Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg xuống 71.000 đồng/kg và 75.000 đồng/kg; các địa phương còn lại không thay đổi, tại Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vũng Tàu ở mức 74.000 - 75.000 đồng/kg, Bạc Liêu 71.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động 71.000 - 76.000 đồng/kg.

Nếu giá lợn giảm quá sâu, hàng triệu hộ chăn nuôi gặp khó

Theo Báo Hải quan, từ nay đến cuối năm, Bộ NN&PTNT đang kỳ vọng duy trì giá lợn hơi khoảng 70.000 đồng/kg. Nếu giá lợn hơi xuống quá sâu, hàng triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ rất khó khăn.

Theo Bộ NN&PTNT, những ngày cuối tháng 9/2020, giá lợn hơi trung bình từ 75.000-81.000 đồng/kg, giảm 25.000 đồng/kg so với thời điểm cao nhất.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, ở thời điểm hiện tại, giá lợn hơi đã trở về mức 70.000 - 75.000 đồng/kg, có những nơi giá chỉ 69.000 đồng/kg; kỳ vọng từ nay đến cuối năm giữ được mức giá 70.000 đồng/kg.

Một số ý kiến cho rằng mức giá này còn cao. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN&TPTN Phùng Đức Tiến phân tích, đến nay dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát, đàn lợn đang dần khôi phục nhưng việc tái đàn vẫn còn chậm. Giá lợn giống liên tục ở mức cao kể từ đầu năm (khoảng 2,5-3 triệu đồng/con) nên việc tái đàn chủ yếu tập trung ở các cơ sở chăn nuôi lớn và chi phí chăn nuôi cũng cao. Đối với chăn nuôi tập trung, chi phí là 50.000 đồng/kg. Giá thành chăn nuôi nhỏ lẻ là 71.000 đồng/kg. Nếu bây giờ giá lợn xuống thấp quá, hàng triệu hộ chăn nuôi sẽ rất khó khăn.

Theo báo cáo kết quả thực hiện của ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2020, trong đó đề cập khá kỹ về vấn đề cung-cầu thịt lợn. Cụ thể, tổng hợp các số liệu từ các địa phương, hiện có khoảng 25,5 triệu con lợn (bao gồm cả lợn con theo mẹ), tương đương 82% so với trước dịch tả lợn châu Phi. Các địa phương đang nỗ lực tái đàn.

Ở các vùng, mức độ tái đàn đến 9/2020 cao nhất là vùng Đông Nam bộ tái đàn đạt trên 100%; thấp nhất là vùng ĐBSCL đạt 60,9%; còn lại vùng Tây Nguyên đạt 96%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đạt 93,9; Trung du miền núi phía Bắc đạt 80,2% và đồng bằng sông Hồng tái đàn đạt 68%.

Đàn lợn đến cuối tháng 9/2020 ước tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt khoảng 2,5 triệu tấn, bằng 96,8% cùng kỳ năm trước.

Về nhập khẩu, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, số lượng thịt nhập khẩu (cả lợn sống và thịt lợn đông lạnh) đến nay tương đương 156.000 tấn, chỉ chiếm 4,3% so với sản lượng nhu cầu 3,8 triệu tấn thịt/năm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành đã, đang và sẽ trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường và quy định của pháp luật, tiếp tục chỉ đạo, kiểm soát thực hiện các giải pháp đồng bộ cho việc phòng chống dịch. Đồng thời vẫn tái đàn, tăng đàn an toàn sinh học, duy trì sản xuất để đảm bảo cơ bản đủ nguồn cung thịt lợn cho người tiêu dùng.

Với tốc độ tái đàn hiện nay, ông Nguyễn Xuân Dương nhận định: "Nguồn cung thịt lợn vào quý 4 và dịp Tết Tân Sửu sẽ đáp ứng đủ".

Hiện, nhiều địa phương tốc độ tái đàn và tăng đàn lợn trên 100%, trung bình là 118,3% so với thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi (tháng 12/2018). Trong đó, đứng đầu là Bình Phước đạt 164,7%; tiếp đến là Bình Định, Kon Tum, Đắc Nông, Quảng Ngãi, Ninh Thuận; Yên Bái; Hòa Bình; Tây Ninh; Sơn La; Lâm Đồng; Khánh Hòa.

Nhóm 2 tỷ lệ tái đàn từ 90 đến dưới 100%, trung bình tái đàn 94,3% so với thời điểm ngày 31/12/2018, gồm 9 tỉnh: Bình Thuận; Gia Lai; Quảng Bình; Thanh Hóa; Phú Yên; Bình Dương; Đắk Lắk; Hà Giang; Cần Thơ.

Nhóm 3 với tỷ lệ tái đàn tử 70- dưới 90%, trung bình tái đàn 81,0% so với 31/12/2018, gồm 20 tỉnh, thành phố: Tuyên Quang; Nghệ An; Hưng Yên; Nam Định; Đồng Nai; Bắc Giang; Thái Nguyên; Lào Cai; Hà Tĩnh; Cà Mau; Trà Vinh; Bà Rịa Vũng Tàu; Điện Biên; Hà Nam; Thừa Thiên - Huế; Bắc Kạn; Phú Thọ; Cao Bằng; Bạc Liêu; Lai Châu.

Nhóm 4 gồm 22 tỉnh, thành phố với tỷ lệ tái đàn dưới 70%, trung bình tái đàn chỉ đạt 55,5% so với thời điểm ngày 31/12/2018, gồm: Bắc Ninh; Thái Bình; Hà Nội; Vĩnh Long; Đồng Tháp Quảng Trị; Quảng Nam; Kiên Giang; Tiền Giang; Vĩnh Phúc; Hậu Giang; Ninh Bình; Sóc Trăng; Long An; Hải Dương; Quảng Ninh; Bến Tre; TP HCM; An Giang; Hải Phòng; TP Đà Nẵng; Lạng Sơn.


Chiến lược ngành chăn nuôi: 30% sản phẩm được chế biến sâu vào 2045 Chiến lược ngành chăn nuôi: 30% sản phẩm… Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương không thay đổi Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương…