Thống kê chăn nuôi Giá lợn hơi ngày 22/10/2020 tăng nhẹ ở một vài nơi

Giá lợn hơi ngày 22/10/2020 tăng nhẹ ở một vài nơi

Author Thủy Chung, publish date Thursday. October 22nd, 2020

Giá lợn hơi ngày 22/10/2020 tăng nhẹ ở một vài nơi

Giá lợn hơi hôm nay vẫn chủ yếu giảm, nhưng một vài nơi tăng nhẹ, hiện đang được thu mua trong khoảng 60.000 - 75.000 đồng/kg.

Tại miền Bắc tăng nhẹ

Giá lợn hơi hôm nay tại một số tỉnh miền Bắc tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, tại Vĩnh Phúc tăng 3.000 đồng/kg lên 66.000 đồng/kg; tại Hà Nội, Hưng Yên, Tuyên Quang tăng 1.000 đồng/kg lên lần lượt 64.000 đồng/kg, 65.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg, các địa phương còn lại không thay đổi: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Nguyên 64.000 - 66.000 đồng/kg; Hà Nam 60.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.

Tại miền Trung - Tây Nguyên giá giảm nhẹ

Tại Bình Định giá lợn hơi hôm nay giảm 3.000 đồng/kg xuống 68.000 đồng/kg; tại Lâm Đồng giảm 1.000 đồng/kg xuống 71.000 đồng/kg; các địa phương như Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Huế, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận ở mức 70.000 - 72.000 đồng/kg; tại Nghệ An, Thanh Hóa 64.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động 64.000 - 72.000 đồng/kg.

Tại miền Nam giảm

Giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam giảm nhẹ so với hôm qua; Cụ thể, tại Sóc Trăng giảm 3.000 đồng/kg xuống 71.000 đồng/kg; Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Long giảm 2.000 đồng/kg, xuống 70.000 đồng/kg và 72.000 đồng/kg; tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg xuống 69.000 đồng/kg và 72.000 đồng/kg; các địa phương còn lại không thay đổi: Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Bình Phước, Bạc Liêu, Tiền Giang 73.000 - 75.000 đồng/kg; Tây Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre 72.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động 70.000 - 75.000 đồng/kg.

Doanh nghiệp đã ngừng nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan

Giá lợn trong tháng này liên tục giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ giảm và áp lực cạnh tranh với nguồn lợn nhập khẩu giá rẻ nên doanh nghiệp phải giảm giá để phù hợp với thị trường. Thời gian gần đây do bị tác động bởi thời tiết xấu ở nhiều nơi như các tỉnh miền Trung bão lụt, TP HCM cũng bị ảnh hưởng mưa nhiều, cộng thêm dịch COVID-19, người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm.

Giá thịt lợn tại TP HCM cũng hạ nhiệt. Nhiều cửa hàng, siêu thị giảm giá 10.000-20.000 đồng/kg so với tháng trước. Các mặt hàng thịt lợn đều về mức dưới 150.000 đồng/kg (trừ một số sản phẩm sườn non, thịt thăn, ba rọi rút sườn… giá cao hơn).

Theo cungcau.vn, với tình hình giá lợn hơi trong nước liên tục giảm, Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức xác nhận đã ngừng nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan hơn 1 tuần qua, do giá lợn trong nước giảm xuống mức 65.000 - 66.000 đồng/kg, mà giá lợn nhập từ Thái Lan đang mức 81.000 đồng/kg, khi nào giá lợn Thái Lan hạ xuống, kinh doanh có lời thì công ty mới tiếp tục nhập về.

Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức đã nhập khẩu hơn 12.000 con kể từ tháng 6, nếu giá lợn hơi Thái Lan xuống khoảng 50.000 đồng/kg thì doanh nghiệp nhập mới có lời.

Thông tin trên báo Nông nghiệp Việt Nam cho hay, để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát và lây lan diện rộng, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTHCP). Các hoạt động này cần tuân theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025”. Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Trong đó Sở NN&PTNT thành lập ngay các Đoàn công tác do lãnh đạo Sở, lãnh đạo UBND làm trưởng đoàn, đồng thời cử các tổ cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh DTHCP (chưa qua 21 ngày). Qua đó, phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.


Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương cao nhất hơn 4 năm Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương… Thị trường nguyên liệu - Giá lúa mì giảm 1% Thị trường nguyên liệu - Giá lúa mì…