Giá lúa gạo hôm nay 8/7 đi ngang
Giá gạo NL IR 504 mới ổn định ở mức 7.550 đồng/kg; gạo TP IR 504 ở mức 8.400 đồng/kg. Giá tấm 7.100- 7.300 đồng/kg và cám vàng 7.200 đồng/kg.
Tại thị trường An Giang hôm nay, giá lúa IR 50404 giảm 100 đồng/kg xuống 5.100-5.300 đồng/kg. Các loại lúa gạo khác nhìn chung ổn định. Nếp vỏ (khô) giá 6.600-6.800 đồng/kg. Lúa Nhật 7.500-7.600 đồng/kg; lúa đài thơm 8 6.000-.6.200 đồng/kg.
Lúa OM 18 6.200-6.300 đồng/kg. Giá lúa OM 5451 5.500-5.700 đồng/kg. Giá gạo thường 11.000-12.000 đồng/kg. Gạo sóc Thái 17.000 đồng/kg. Gạo nàng nhen 20.000 đồng/kg. gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg. Gạo Nhật 17.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán các loại gạo xuất khẩu tiếp tục đi ngang. Hiện gạo 5% tấm hiện 468-472 USD/tấn; gạo 25% giá 448-452 USD/tấn; Jasmine giữ ổn định ở mức 558-562 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 413-417USD/tấn.
Vụ lúa hè thu ở ĐBSCL giá thành tăng khoảng 4%
ĐBSCL Đánh giá của Cục Trồng trọt tại hội nghị trực tuyến sáng nay 8/7, giá thành vụ lúa hè thu 2021 tăng khoảng 4%, lợi nhuận vẫn tăng do giảm được giống và thuốc BVTV.
Theo Cục Trồng trọt, vùng ĐBSCL xuống giống vụ hè thu 1.515 nghìn ha, giảm 9 nghìn ha. Năng suất ước đạt 56,66 tạ/ha, tăng 1,15 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 8.584 nghìn tấn, tăng 124 nghìn tấn.
Diện tích lúa vụ hè thu 2021 giảm chủ yếu do chuyển đổi sang trồng cây rau màu hằng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn và nhu cầu nguồn nước tưới ít hơn so với trồng lúa. Diện tích lúa giảm khoảng 11 nghìn ha, nhưng năng suất bình quân tăng 1,14 tạ/ha, nên bù đắp được sản lượng thiếu hụt do giảm diện tích và tăng 120 nghìn tấn so với hè thu 2020.
Theo Cục Trồng trọt, giống lúa xác nhận trong vụ hè thu 2021, tỉ lệ sử dụng giống nguyên chủng là 0,2 % (3 nghìn ha). Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận là 76,7% (khoảng 1.166 nghìn ha) và sử dụng lúa thường làm giống là 23,1% (343 nghìn ha).
Cơ cấu giống lúa vụ hè thu 2021 vùng ĐBSCL: Giống lúa thơm, đặc sản đạt 29,8%, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Giống lúa chất lượng cao đạt 48,0%, tăng 2,0% so với cùng kỳ. Giống chất lượng trung bình đạt 11,5%, giảm 4,7% so với cùng kỳ. Giống lúa nếp đạt 10,7%, giảm 1,1% so với cùng kỳ.
Cơ cấu giống lúa sản xuất từng mùa vụ đang có xu hướng chuyển dịch dần sang các giống lúa thơm, đặc sản (nhất là giống lúa thơm ST 24, ST 25) và giống lúa chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt tại hội nghị trực tuyến sáng nay 8/7, giá thành vụ lúa hè thu 2021 tăng khoảng 4%, lợi nhuận vẫn tăng do giảm được giống và thuốc BVTV.
Theo tính toán vụ hè thu 2021, giá thành bình quân tạm tính là 3.728 đồng/kg, tăng 143 đồng/kg so với vụ hè thu 2020 (tăng khoảng 4%). Trong khi đó, giá phân bón, giá urê khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ là 6.500 đồng/kg. Phân DAP khoảng 15.000 đồng/kg so với cùng kỳ là 10.000 đồng/kg, phân bón tăng khoảng 40 – 60%. Vật tư đầu vào khác cũng tăng theo, nhưng do việc thực hiện giảm chi phí hạt giống, phân bón, thuốc BVTV, nên chi phí giá thành sản xuất có tăng lên không đáng kể và đảm bảo mức lợi nhuận tăng cao hơn so với vụ hè thu 2020.
Điển hình một số tỉnh thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật nêu trên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như tỉnh Tiền Giang. Vụ hè thu tại Tiền Giang năng suất ước đạt 56 tạ/ha, tổng chi phí khoảng 20 triệu/ha, thu nhập đạt 42 triệu/ha, lợi nhuận 22 triệu/ha, tăng thêm khoảng 5 triệu đồng/ha so với vụ hè thu 2020.
Do đó, Cục Trồng trọt đánh giá, để phát triển bền vững sản xuất lúa hàng hóa xuất khẩu, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Cần Thơ: Mừng vì duy trì được 136 mô hình cánh đồng lớn
Dự hội nghị trực tuyến tại đầu cần Cần Thơ, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Vụ lúa hè thu (HT) ở TP Cần Thơ khá thuận lợi, nhưng giá lúa có phần giảm hơn so với vụ HT năm trước khoảng 300-800 đồng/kg.
Đáng mừng vụ lúa này Cần Thơ duy trì được 136 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích 32.833 ha, cao hơn 436 ha so với vụ HT 2020. Trong đó có 40% diện tích thực hiện cách đồng lớn được bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 50-150 đồng/kg. Bên cạnh đó, Công ty nông nghiệp Cờ Đỏ hợp đồng bao tiêu diện tích 5.291 ha tại xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ và Công ty Nông trường Sông Hậu hợp đồng bao tiêu 1.600 ha.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường theo hướng an toàn bền vững, vụ hè thu này trên địa bàn thành phố đã mở rộng mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn SRP với diện tích 1.000 ha tại huyện Vĩnh Thạnh. Xây dựng mô hình quản lý dư lượng thuốc BVTV, từng bước không sử dụng thuốc BVTV với diện tích 1.400 ha. Nông dân tham gia mô hình được các doanh nghiệp thu mua lúa hàng hóa với giá cao hơn giá thị trường từ 100 – 200 đồng/kg.
Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng trong nông nghiệp được hình thành nên việc triển khai thực hiện các tiêu chí SRP được triển khai thuận lợi hơn. Việc triển khai gắn với công ty tham gia bao tiêu sản phẩm tạo điều kiện đầu ra ổn định cho người dân, hạn chế tình trạng bị thương lái ép giá, được người dân quan tâm.
Tuy nhiên, cái khó hiện nay mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn SRP, đưa ra mang tính bắt buộc được như đốt đồng, nông dân còn chưa thực hiện triệt để do chưa có giải pháp xử lý thay thế hiệu quả. Mô hình quản lý dư lượng thuốc BVTV, từng bước không sử dụng thuốc BVTV. Đây là mô hình sản xuất an toàn trên cơ sở liên kết giữa các HTX với doanh nghiệp để tạo thành vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Mô hình có triển vọng mở rộng để tạo vùng nguyên liệu ổn định, bền vững cho doanh nghiệp.
Vụ lúa HT 2021 thành phố xuống giống 75.194 ha, đến nay đã thu hoạch trên 61.000 ha, năng suất đạt 5,64 tấn/ha, thấp hơn cùng kỳ 0,4 tấn/ha.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao