Giá ngũ cốc trong nước và trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Giá đậu tương tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong một tuần do dự báo thời tiết ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Tại Việt Nam, giá thức ăn chăn nuôi cũng liên tục tăng, nhiều hộ phải bán sớm cắt lỗ, vì càng nuôi càng lỗ. Ngành chăn nuôi đang rơi vào cảnh khó khăn chồng chất, kể từ sau đợt bùng phát dịch tả heo châu Phi năm 2019.
Giá đậu tương phiên thứ hai liên tiếp, lên mức cao nhất trong một tuần do dự báo thời tiết làm gia tăng lo ngại về khả năng mất năng suất và mùa màng bị thiệt hại do thời tiết xấu. Theo đó, giá lúa mì và ngô tại Mỹ cũng tăng.
Tại Việt Nam, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, nhiều hộ phải bán sớm cắt lỗ, vì càng nuôi càng lỗ. Ngành chăn nuôi đang rơi vào cảnh khó khăn chồng chất, kể từ sau đợt bùng phát dịch tả heo châu Phi năm 2019.
Giá đậu tương giao dịch trên Sàn Thương mại Chicago tăng 0,3% lên 13,16-1/4 USD/bushel, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 22/6 đạt 13,26 USD/bushel.
Giá lúa mì tăng 0,4% lên mức 6,53-3/4 USD/bushel và ngô tăng 0,1% lên 5,47-3/4 USD/bushel.
Giá lúa mì xuất khẩu của Nga hầu như không thay đổi trong tuần trước, được hỗ trợ bởi mức thuế thả nổi mới ở Nga và cải thiện dự báo mùa vụ trước khi bắt đầu mùa tiếp thị mới
Theo thống kê, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 5/2021 đạt 420 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2020.
So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm từ Argentina tăng 20,4%, Mỹ tăng 139,9%, Ấn Độ tăng 439,4%.
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, nhiều hộ phải bán sớm cắt lỗ, vì càng nuôi càng lỗ.
Đối với đậu tương, ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 5/2021 đạt 250 nghìn tấn với giá trị 141,9 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị đậu tương nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 998 nghìn tấn và 553 triệu USD, tăng 21,1% về khối lượng và tăng 66,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Mỹ, Brazil và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 với 98,7% thị phần.
So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu đậu tương từ Mỹ tăng 101,9%, Brazil tăng 46,6% và Canada tăng 12,5%.
Đối với ngô, ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 5/2021 đạt 1 triệu tấn với giá trị đạt 285,5 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị ngô nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 4,4 triệu tấn và 1,2 tỷ USD, tăng 37,7% về khối lượng và tăng 71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 chủ yếu từ 3 thị trường Brazil, Achentina và Ấn Độ. Giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2021 từ các thị trường này tăng lần lượt là: 146%, 12% và 602 lần.
Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II/2021, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7-2021.
Trước tình hình giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi leo thang, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn dự kiến sẽ rà soát lại một số cơ chế chính sách chưa được tháo gỡ để trình Chính phủ giảm thuế một số nguyên liệu nhập khẩu như ngô, lúa mì.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao