Mô hình kinh tế Giá Thực Phẩm Sau Tết: Khoảng Lặng Trước Khi Có Bão?

Giá Thực Phẩm Sau Tết: Khoảng Lặng Trước Khi Có Bão?

Publish date Thursday. February 23rd, 2012

Giá Thực Phẩm Sau Tết: Khoảng Lặng Trước Khi Có Bão?

Theo thông lệ, giá thực phẩm tiêu dùng thường tăng mạnh sau dịp Tết Nguyên đán, sau đó hạ dần. Năm nay, giá thực phẩm tiêu dùng đã nhanh chóng giảm sau Tết và đã về mức gần tương đương so với trước Tết. Song đáng chú ý, nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu đã được điều chỉnh tăng giá và thiết lập mặt bằng giá mới.

Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống hiện tại đang có xu hướng giảm và tương đối ổn định, rất ít các mặt hàng có đột biến về giá. Mấy ngày gần đây, thời tiết dự báo ấm dần, giá các loại thực phẩm như giá thịt, rau xanh các loại đã giảm về gần với mức như trước Tết.
Tại các chợ, bắp cải giá 4.000-5.000 đồng/kg, su hào 2.000-4.000 đồng/củ, cải cúc 1.000-2.000 đồng/bó, rau muống 4.000 đồng/bó… Các loại thịt cũng giảm trung bình từ 5.000-10.000 đồng/kg. Thịt lợn có giá từ 110.000-150.000 đồng/kg, thịt bò phổ biến từ 170.000-250.000 đồng/kg, các loại thịt cá cũng đã giảm khoảng 10-20%.
Chị Thúy, một tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại chợ Thành Công cho biết: “Nguồn cung thịt hiện tại tương đối dồi dào trong khi sức mua cũng không tăng nhiều nên giá thịt lợn đã giảm về gần bằng trước Tết. Sắp tới nếu người dân sợ dịch cúm không dám mua thịt vịt, thịt gà thì có thể giá thịt lợn sẽ nhích lên vài giá.”
Mặc dù sức mua các loại gia cầm đang giảm mạnh do lo ngại về dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát, thế nhưng giá các loại gia cầm như gà, vịt, ngan đang chững, thậm chí theo nhiều tiểu thương giá gia cầm còn có xu hướng tăng do các trang trại vẫn chưa bán hàng với số lượng lớn để chờ diễn biến của dịch cúm. Hiện giá thịt gà tại các chợ đang dao động từ 80.000-120.000 đồng/kg, đã tăng từ 7.000-10.000 đồng/kg so với trước đây.
Lý giải cho việc giá thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm nhanh hơn mọi năm, các tiểu thương cho biết, tình hình kinh tế vẫn khó khăn, người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt chi tiêu nên ngay cả các mặt hàng thiết yếu cũng tiêu thụ chậm hơn trong khi nguồn cung thực phẩm tươi sống khá dồi dào, vì thế người buôn bán phải giữ giá bán thấp để bán được nhiều hàng. Giảm giá thời điểm này nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.
Mặc dù các mặt hàng thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm và tương đối ổn định, nhưng các mặt hàng thực phẩm khô đã được các hãng điều chỉnh tăng giá và thiết lập mặt bằng giá mới từ sau Tết.
Gần đây, nhiều mặt hàng được điều chỉnh tăng giá, chủ yếu tập ở các nhóm thực phẩm như đồ hộp với mức tăng khoảng 5%, sữa tăng 10%, hóa mỹ phẩm cũng được điều chỉnh tăng 5-8%. Đặc biệt, giá gas sau 3 lần điều chỉnh tăng và một lần giảm cho đến thời điểm này đã tăng khoảng 20% so với đầu năm. Giá gas bán lẻ đang giao động từ 400.000 đến 450.000 đồng/bình 12kg.
Chị Thu Quỳnh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Từ sau Tết, tôi đi siêu thị đã thấy rất nhiều mặt hàng điều chỉnh giá như nước mắm, bột giặt, dầu ăn, gạo… mỗi loại đều tăng từ 1.000-3.000 đồng/sản phẩm.”
Theo các tiểu thương kinh doanh tại các chợ, các hãng đều lý giải việc tăng giá một số thực phẩm thiết yếu do giá nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng. Theo các tiểu thương, việc điều chỉnh tăng giá trong người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu sẽ khiến sức mua càng giảm sút.
"Ngay sau Tết nhiều hãng đã tăng giá hàng hóa thế này thì chắc phải đến đến tháng Năm, khi tăng tiền lương tối thiểu, giá các sản phẩm mới có thể điều chỉnh tăng giá tiếp," chị Hương, một tiểu thương tại chợ Ngã Tư Sở cho biết.
Bên cạnh nhiều sản phẩm thiết yếu đã được thiết lập mặt bằng giá mới, giá các loại dịch vụ cũng đã tăng. Các ngành hàng ăn uống, may mặc, dịch vụ giặt là, trông giữ xe, rửa xe, chụp ảnh... đã điều chỉnh tăng giá từ 10%-40% so với trước Tết./


Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Đồng Ruộng: Nâng Cao Thu Nhập Cho Nông Dân Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Đồng… Người Luyện…tiên Đan Cho Lợn Người Luyện…tiên Đan Cho Lợn