Ốc hương Giá trị pH thích hợp cho việc ương giống ốc bươu đồng

Giá trị pH thích hợp cho việc ương giống ốc bươu đồng

Author NTDINH, publish date Wednesday. December 11th, 2019

Giá trị pH thích hợp cho việc ương giống ốc bươu đồng

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại Học Cần Thơ đã cho thấy ảnh hưởng của các giá trị pH khác nhau đến kết quả ương giống ốc bươu đồng.

Ốc bươu đồng là loại phân bổ ở vùng nước ngọt, sống trong các ao, mương vườn, ruộng lúa và là loài ốc bản địa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nguồn lợi ốc bươu đồng ngoài tự nhiên ngày càng giảm sút do việc khai thác quá mức cùng với việc xuất hiện của ốc bươu vàng tại Việt Nam, sự canh tranh thức ăn và nơi sống với ốc bươu đồng rất cao. Khi được ương nuôi trong điều kiện nước ngọt ở vùng ĐBSCL có thể xảy ra tình trạng nước có pH thấp hoặc hàm lượng canxi giảm thấp vào một số thời điểm trong năm, điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến tốc độ sinh trưởng và khả năng sống sót của ốc bươu đồng.

Những nghiên cứu trước đây cũng cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ nở của trứng ốc khi che 2 lớp lưới lan (TL) giúp tăng khối lượng và chiều cao trung bình của ốc. (Ngô Thị Thu Thảo và cộng sự 2015)

pH thích hợp cho việc ương giống ốc bươu đồng

Ngô Thị Thu Thảo và Lê Văn Bình - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các giá trị pH đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng trong quá trình ương giống.

Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức tương ứng với 3 mức pH và được lặp lại 3 lần pH=6 (pH6), pH=7 (pH7) và pH=8 (pH8). Ốc giống mới nở (khối lượng và chiều cao là 0,05 g và 4,94 mm) được ương trong bể nhựa (kích thước 80×40 cm, chiều cao cột nước 30 cm) với mật độ là 50 con/bể. Sau 40 ngày ương, tỷ lệ sống ở nghiệm thức pH8 (76,7%) cao hơn pH7 (48,0%), pH6 (34,7%) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).

Khối lượng và chiều cao của ốc ở nghiệm thức pH8 (1,59 g và 15,60 mm) cao hơn (p><0,05) so với pH7 (0,61g và 11,97 mm) và pH6 (0,13 g và 7,05 mm). Nghiệm thức pH8 cho năng suất và tăng sinh khối ốc cao nhất (102g/m2, 861%) và cao hơn rất rõ (p><0,05) so với pH7 (29,5g/m2, 157%), pH6 (4,7g/m2 , 11,4%). 

Từ những kết quả trên cho thấy giá trị pH = 8 giúp tăng tỉ lệ sống, năng suất và sinh khối của ốc bươu đồng. Từ đó đã góp phần cung cấp cơ sở số liệu cho việc quản lý môi trường để đạt hiệu quả cao trong quá trình ương giống ốc bươu đồng (Pila polita).


Cơ hội phát triển nghề sản xuất giống và nuôi ốc nhảy thương phẩm Cơ hội phát triển nghề sản xuất giống… Nguyên nhân ốc hương chết liên tục Nguyên nhân ốc hương chết liên tục