Tôm thẻ chân trắng Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Publish date Friday. September 5th, 2014

Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Hiện nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra nhiều nơi. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy, mẫu giáp xác ngoài tự nhiên còn phát hiện dương tính đối với bệnh đốm trắng khá cao. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu của các Viện, Trường cho thấy có một số bệnh mới xuất hiện trên tôm nuôi và có khả năng lây lan trên diện rộng.

Để giúp người nuôi chuẩn bị tốt ao nuôi, hạn chế mầm bệnh lưu tồn, người nuôi cần thực hiện một số giải pháp sau:

Đối với các ao chuẩn bị lấy nước, khi lấy nước nuôi phải qua hệ thống túi lọc, lấy vào các ngày triều cường lớn nhất trong tháng. Khi nước vào ao đạt độ sâu tối thiểu 1,2m thì tiến hành chạy quạt kích thích trứng các loài giáp xác nở và để lắng ít nhất từ 2 đến 3 ngày mới xử lý.

Nước trong ao trước khi thả giống phải được xử lý triệt để bằng Chlorin hàm lượng >70% với liều lượng 35kg/1.000m3 nước, thời điểm xử lý nước trong ao tốt nhất là lúc chiều tối. Ngoài ra, còn có thể dùng Jomaline để diệt nhóm Protozoa trong nước và đáy ao.

Đối với các ao nuôi chuẩn bị thả giống, cần thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, diễn biến môi trường ngoài tự nhiên. Khi dịch bệnh và môi trường bên ngoài ổn định mới tiến hành thả giống. Do thời gian mùa vụ còn lại quá ngắn, để thả giống kịp thời vụ nên đối với các vùng nuôi tôm biển thâm canh đủ điều kiện có thể thả nuôi tôm chân trắng thay vì chỉ nuôi tập trung tôm sú.

Chú ý, khi thả tôm giống đối với tôm chân trắng nên chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, tôm bố mẹ từ Hawaii, ở những trại sản xuất có uy tín và được kiểm dịch. Mật độ thả giống phù hợp nhất từ 80-100 con/m2 tùy theo điều kiện đầu tư và kinh nghiệm của người nuôi. Riêng với tôm sú, chọn giống tại những trại thật sự tin tưởng, được kiểm dịch, giống có nguồn gốc rõ ràng, mật độ thả từ 20-25 con/m2.

Sau khi chọn tôm giống bằng phương pháp cảm quan để xác định tôm giống khỏe mạnh, người nuôi nên đem tôm đi kiểm tra bằng phương pháp PCR để xác định tôm giống không nhiễm mầm bệnh. Trước khi thả giống vào ao cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nước trong ao cho thích hợp thì mới tiến hành thả giống, thời gian thả thích hợp lúc sáng sớm hoặc chiều tối để tránh gây sốc cho tôm.

Đối với các ao tôm đang nuôi, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường, dịch bệnh để có biện pháp xử lý ao phù hợp, bổ sung một số khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm. Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh người nuôi phải khai báo ngay cho BQL vùng nuôi, UBND xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ hóa chất tiêu hủy.


Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P1) Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng… Tránh Nắng Nóng Cho Tôm Nuôi Tránh Nắng Nóng Cho Tôm Nuôi