Giải pháp tăng năng suất trong nuôi tôm
Trong thời gian tới, sức tiêu thụ thực phẩm nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng sẽ đạt mức cao nhất trong năm; do vậy, muốn tận dụng hiệu quả cơ hội này, người nuôi cần thận trọng, quản lý ao chặt chẽ và đưa tôm về cỡ mong muốn với năng suất cao nhất.
Quản lý môi trường ao nuôi
Trong quá trình nuôi tôm, các yếu tố môi trường cần được duy trì ở mức thích hợp như: độ trong 30 - 40 cm; độ kiềm 80 - 120 mg/l; pH 7,5 - 8,5; ôxy hòa tan cố gắng duy trì ở 6 mg/l, H2S < 0,01 mg/l; NH3 < 0,1 mg/l.
Theo hướng dẫn trong sách “Thực hành Nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả bền vững” của Skretting, người nuôi cần chạy quạt thường xuyên để duy trì hàm lượng ôxy hòa tan cao trong ao nuôi; ngay từ khi cải tạo ao, luôn luôn có ít nhất một giàn quạt vận hành tại bất cứ thời điểm nào. Ví dụ như với một ao nuôi chuẩn (3.000 - 3.500 m2) có 4 dàn quạt thì luân phiên vận hành liên tục 1 giàn quạt trong tháng nuôi thứ nhất, 2 giàn trong tháng nuôi thứ 2 và cả 4 giàn từ tháng nuôi thứ 3 trở đi. Các thời điểm cần vận hành 100% công suất của hệ thống quạt nước là từ 14h - 16h và từ 21h đến 4h sáng ngày hôm sau.
Sử dụng chế phẩm vi sinh nuôi tăng sinh tại trại liên tục trong thời gian nuôi để giữ cho chất lượng nước được tốt (NH3 và NO2- thấp, pH ổn định). Biện pháp kỹ thuật này giúp giảm chi phí sử dụng vi sinh và đã đem lại hiệu quả tốt cho nhiều cơ sở nuôi tôm. Thành phần vi sinh sử dụng có thể tùy theo mục đích và tình hình cụ thể ao nuôi; cùng đó, người nuôi nên tìm hiểu chức năng, công dụng của từng loại để ứng dụng hợp lý; kết hợp với sử dụng vôi, khoáng hiệu quả để ổn định pH và độ kiềm nước ao.
Quản lý sức khỏe tôm nuôi
Việc theo dõi sức khỏe của tôm rất quan trọng và cần được thực hiện liên tục trong suốt thời gian nuôi. Thông thường, sức khỏe của tôm nuôi có thể được đánh giá dựa trên quan sát trực tiếp, gián tiếp thông qua lượng thức ăn tôm sử dụng và gửi mẫu xét nghiệm. Giải pháp gửi mẫu xét nghiệm cho kết quả chính xác nhưng thường mất thời gian và không tiện lợi do vùng nuôi thường ở xa cơ quan thú y. Vì thế, cần dựa vào các thông tin thu thập được ngay tại ao nuôi bao gồm:
- Tỷ lệ sống: Giảm dần theo vụ nuôi và phụ thuộc vào chất lượng con giống, điều kiện môi trường và khả năng chăm sóc. Có thể ước tính tỷ lệ sống qua số lượng tôm vào nhá hoặc chính xác hơn dùng chài kiểm tra khi tôm đã lớn. Nếu phát hiện tôm chết rải rác trong nhá hoặc trên đáy thì nên lặn kiểm tra ngay; trong trường hợp tỷ lệ rớt đáy đã ở mức 25 - 30% thì nên thu hoạch gấp để giảm thiểu thiệt hại.
- Tốc độ tăng trưởng: Tôm nuôi tăng trưởng tốt là dấu hiệu khả quan về sức khỏe. Thông thường sau 30, 60 và 90 ngày nuôi kích cỡ phải đạt 500, 80 và 60 con/kg. Tốc độ tăng trưởng kém có thể do điều kiện nuôi không tốt, tôm bị bệnh còi hoặc chất lượng con giống không đảm bảo.
- Hoạt động bắt mồi: Nếu tôm đột ngột bỏ ăn mà không phải đang vào thời gian lột xác thì cần phải kiểm tra lại điều kiện môi trường ao, kết hợp với lặn kiểm tra đáy và bắt tôm để quan sát thật kỹ. Trong nhiều trường hợp, khi môi trường ao nuôi được xử lý, tốt trở lại tôm sẽ bắt mồi bình thường.
- Hoạt động bơi lội: Tôm mạnh khỏe luôn có phản xạ tốt và lẩn tránh nhanh khi có người đến gần. Tôm yếu hoặc bị bệnh thường dạt bờ, nổi đầu, bơi lờ đờ hoặc xoắn vặn theo hình lò xo.
- Tình trạng của đường ruột, tuyến gan tụy và phân tôm: Tuyến gan tụy của tôm nằm ở phần đầu ngực, có thể quan sát dễ dàng. Tôm khỏe có đường ruột đầy thức ăn, tuyến gan tụy có màu nâu sáng, kích thước bình thường. Phân tôm mạnh khỏe sẽ có màu của thức ăn; nếu có màu khác hoặc nhớt là dấu hiệu bất ổn; khi thấy phân tôm của một vài con có màu đỏ, thường là trong ao đã có tôm chết và bị những con này ăn.
- Các dấu hiệu tôm bị bệnh như: Thay đổi màu sắc, vết tổn thương trên cơ thể hoặc biến đổi hình dạng. Các cơ quan cần quan sát là mang tôm, phần giáp đầu ngực, các phụ bộ và đuôi. Các thời điểm cần tập trung quan sát tôm là sáng sớm, khi kiểm tra nhá cho tôm ăn, khoảng 1 - 2h sáng, trước và sau khi thay nước hoặc can thiệp vào môi trường nuôi, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Khi thấy các biểu hiện bất thường như tôm chậm bắt mồi hoặc bỏ ăn, rớt trong nhá, dạt bờ, nổi đầu… cần thu mẫu kiểm tra xem cơ thể bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc, đường ruột đứt đoạn hoặc rỗng, tuyến gan tụy có màu sắc hình dạng không bình thường.
Quản lý dinh dưỡng
Việc lựa chọn thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp góp phần đảm bảo tôm, cá nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng với chi phí hợp lý; mỗi loài vật nuôi có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nhu cầu này thậm chí còn thay đổi ở từng giai đoạn phát triển của cá, tôm. Vì vậy, thức ăn cần được lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu đặc trưng của từng đối tượng nuôi (thức ăn Gamma, Mega, Sapphire cho TTCT, Tomboy cho tôm sú) hoặc từng giai đoạn phát triển của (thức ăn PL là sản phẩm giúp tôm giống có tỷ lệ sống cao và khỏe hơn…; Lorica là thức ăn tăng cường chức năng gan, tụy và đường ruột, đặc biệt có bổ sung thành phần nguyên liệu giúp tôm phòng ngừa bệnh chết sớm (EMS)).
Quản lý điều kiện môi trường, sức khỏe và dinh dưỡng của tôm là công tác cần được thực hiện đều đặn và theo dõi chặt chẽ xuyên suốt vụ nuôi. Với những giải pháp dinh dưỡng tốt nhất, cùng dịch vụ hỗ trợ người nuôi quản lý môi trường nước, chăm sóc và theo dõi sức khỏe của tôm nuôi nhiệt tình, nhanh chóng, Skretting luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy cùng quý bà con gặt hái thành công trong mùa cao điểm sắp đến.
Ngoài lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu tiêu hóa của từng loài vật nuôi, các sản phẩm của Skretting luôn được bổ sung thêm các hợp chất hỗ trợ tiêu hóa đặc biệt, giúp tôm hấp thu và chuyển hóa protein từ thức ăn một cách triệt để nhất.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao