Mô hình kinh tế Giảm Sản Lượng Để Kiểm Soát Giá Xuất Khẩu Cá Tra

Giảm Sản Lượng Để Kiểm Soát Giá Xuất Khẩu Cá Tra

Publish date Friday. November 1st, 2013

Giảm Sản Lượng Để Kiểm Soát Giá Xuất Khẩu Cá Tra

Hiện nay, ngành cá tra Việt Nam đang có chiều hướng “tuột dốc” mà nguyên nhân chính là do nội tại còn nhiều bất cập. Việc lấy ý kiến hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành cá tra nhằm vực dậy ngành cá tra Việt Nam là việc cần thiết.

Ngành cá tra “tuột dốc”

Theo VASEP, chỉ trong khoảng thời gian 12 năm (2000- 2012), ngành cá tra Việt Nam đã có sự tăng trưởng thần kỳ mà chưa có đối tượng nuôi nào có thể so sanh kịp. Sản lượng cá tra nguyên liệu trong năm 2000 từ chỗ chỉ đạt khoảng hơn 2.000 tấn đã tăng vọt lên 1,3 triệu tấn trong năm 2012 (tăng 650 lần). Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ đạt khoảng 2,6 triệu USD đã tăng lên 1,8 tỷ USD trong năm 2012 (tăng 692 lần) với 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhập khẩu cá tra Việt Nam.

Mặc dù, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra có sự tăng trưởng “ấn tượng nhưng do phát triển quá nhanh và mang tính tự phát nên giá cá tra xuất khẩu ngày càng giảm và vấp phải nhiều rào cản thương mại. Năm 2000, giá cá tra xuất khẩu đạt 3,6 USD/kg giảm xuống chỉ còn dưới 2,2 USD/kg năm 2012. Hệ quả là vụ kiện chống bán phá giá cá tra tại thị trường Mỹ ngày càng cam go, thuế chống bán phá giá tại thị trường này có xu hướng tăng lên trong hai năm gần đây.

Đối với EU- thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, giá trị lẫn thị phần cá tra xuất khẩu sang thị trường này đều giảm mạnh. Năm 2008, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 48% giảm xuống còn 22,4% năm 2012. Giá trị XK cũng giảm từ từ 581 triệu USD năm 2008 xuống còn 425 triệu USD năm 2012. Trong 8 tháng năm 2013, xuất khẩu cá tra sang EU tiếp tục giảm, chỉ đạt 254 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ, tỷ trọng chỉ còn 22,4%.

Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius), trong 9 tháng năm 2013, đã thể hiện rõ dấu hiệu giảm sút với việc giảm 13% diện tích và 11% sản lượng. Hiện lượng cá tra đạt kích cỡ 0,6-0,7kg còn trong dân khoảng 50 ngàn tấn, chỉ bằng 25% so với mức 200 ngàn tấn cùng kỳ năm trước. Những số liệu này cho thấy, lượng cá tra nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến của các nhà máy chế biến xuất khẩu từ nay đến cuối năm không còn là nguy cơ mà đã trở thành thực tế.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do giá cá tra dưới giá thành sản xuất, nông dân nuôi cá thua lỗ kéo dài khiến cho diện tích và sản lượng cá tra nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long liên tục sụt giảm.

Kiểm soát hạn ngạch sản lượng

Trước tình hình ngành cá tra ngày càng “tuột dốc” mà nếu không sớm có biện pháp vực dậy sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ trận, ông ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP đã trình bày 6 giải pháp tái cơ cấu ngành cá tra do VASEP đưa ra, đồng thời lấy ý kiến để hoàn chỉnh các giải pháp, kiến nghị với Chính phủ triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Theo đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra hiện nay cần có quy chế áp dụng thí điểm hệ thống cấp và kiểm soát hạn ngạch sản lượng (quota) nuôi cá tra cho xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường, ban hành chương trình nâng cao chất lượng và phòng bệnh cho cá tra giống, có quy chế kiểm soát chất lượng thức ăn nuôi cá tra, ban hành chương trình chất lượng quốc gia sản phẩm cá tra philê đông lạnh xuất khẩu, áp dụng thí điểm cơ chế xuất khẩu qua đầu mối thống nhất, thu phụ phí phát triển và bảo vệ thị trường ngành cá tra.

Hầu hết các doanh nghiệp đồng tình giải pháp giảm sản lượng, nâng chất lượng bằng hình thức kiểm soát hạn ngạch sản lượng phù hợp với nhu cầu thị trường được nhất trí cao. Ông Nguyễn Văn Kịch- Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam - cho biết, hiện nay sản lượng cá tra lớn hơn nhu cầu tiêu thụ thế giới. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là giảm sản lượng để tăng giá cá, làm được điều này mới tính được đến các vấn đề khác. "Nếu giảm được 30% sản lượng thì chắc chắn giá cá sẽ tăng trở lại. Vấn đề là các lãnh đạo địa phương có chịu ngồi lại với nhau không và ai là người chấp nhận giảm diện tích nuôi vì ai cũng muốn có thành tích cao”, ông Kịch nhận định.

Cùng nhận định như trên, ông Doãn Tới - Tổng giám đốc Cổ phần Nam Việt (Navico)- cho rằng, hoàn cảnh hiện nay của ngành cá tra cũng là thời điểm thích hợp nhất để các doanh nghiệp ngồi lại với nhau, đoàn kết hợp tác để sắp xếp lại trật tự của ngành cá tra. Theo dự đoán của ông Tới, trong 2 năm tới (2015 - 2016), toàn cũng ĐBSCL sẽ chỉ còn không quá 15 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra. Lúc đó, nông dân nuôi cá tra cũng phải tự nguyên hợp tác với nhau sản xuất với quy mô lớn, công nghệ cao mới có thể đáp ứng về số lượng và chất lượng cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu…Hiện nay, ngành cá tra Việt Nam đang có chiều hướng “tuột dốc” mà nguyên nhân chính là do nội tại còn nhiều bất cập. Việc lấy ý kiến hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành cá tra nhằm vực dậy ngành cá tra Việt Nam là việc cần thiết.

Ngành cá tra “tuột dốc”

Theo VASEP, chỉ trong khoảng thời gian 12 năm (2000- 2012), ngành cá tra Việt Nam đã có sự tăng trưởng thần kỳ mà chưa có đối tượng nuôi nào có thể so sanh kịp. Sản lượng cá tra nguyên liệu trong năm 2000 từ chỗ chỉ đạt khoảng hơn 2.000 tấn đã tăng vọt lên 1,3 triệu tấn trong năm 2012 (tăng 650 lần). Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ đạt khoảng 2,6 triệu USD đã tăng lên 1,8 tỷ USD trong năm 2012 (tăng 692 lần) với 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhập khẩu cá tra Việt Nam.

Mặc dù, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra có sự tăng trưởng “ấn tượng nhưng do phát triển quá nhanh và mang tính tự phát nên giá cá tra xuất khẩu ngày càng giảm và vấp phải nhiều rào cản thương mại. Năm 2000, giá cá tra xuất khẩu đạt 3,6 USD/kg giảm xuống chỉ còn dưới 2,2 USD/kg năm 2012. Hệ quả là vụ kiện chống bán phá giá cá tra tại thị trường Mỹ ngày càng cam go, thuế chống bán phá giá tại thị trường này có xu hướng tăng lên trong hai năm gần đây.

Đối với EU- thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, giá trị lẫn thị phần cá tra xuất khẩu sang thị trường này đều giảm mạnh. Năm 2008, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 48% giảm xuống còn 22,4% năm 2012. Giá trị XK cũng giảm từ từ 581 triệu USD năm 2008 xuống còn 425 triệu USD năm 2012. Trong 8 tháng năm 2013, xuất khẩu cá tra sang EU tiếp tục giảm, chỉ đạt 254 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ, tỷ trọng chỉ còn 22,4%.

Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius), trong 9 tháng năm 2013, đã thể hiện rõ dấu hiệu giảm sút với việc giảm 13% diện tích và 11% sản lượng. Hiện lượng cá tra đạt kích cỡ 0,6-0,7kg còn trong dân khoảng 50 ngàn tấn, chỉ bằng 25% so với mức 200 ngàn tấn cùng kỳ năm trước. Những số liệu này cho thấy, lượng cá tra nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến của các nhà máy chế biến xuất khẩu từ nay đến cuối năm không còn là nguy cơ mà đã trở thành thực tế.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do giá cá tra dưới giá thành sản xuất, nông dân nuôi cá thua lỗ kéo dài khiến cho diện tích và sản lượng cá tra nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long liên tục sụt giảm.

Kiểm soát hạn ngạch sản lượng

Trước tình hình ngành cá tra ngày càng “tuột dốc” mà nếu không sớm có biện pháp vực dậy sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ trận, ông ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP đã trình bày 6 giải pháp tái cơ cấu ngành cá tra do VASEP đưa ra, đồng thời lấy ý kiến để hoàn chỉnh các giải pháp, kiến nghị với Chính phủ triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Theo đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra hiện nay cần có quy chế áp dụng thí điểm hệ thống cấp và kiểm soát hạn ngạch sản lượng (quota) nuôi cá tra cho xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường, ban hành chương trình nâng cao chất lượng và phòng bệnh cho cá tra giống, có quy chế kiểm soát chất lượng thức ăn nuôi cá tra, ban hành chương trình chất lượng quốc gia sản phẩm cá tra philê đông lạnh xuất khẩu, áp dụng thí điểm cơ chế xuất khẩu qua đầu mối thống nhất, thu phụ phí phát triển và bảo vệ thị trường ngành cá tra.

Hầu hết các doanh nghiệp đồng tình giải pháp giảm sản lượng, nâng chất lượng bằng hình thức kiểm soát hạn ngạch sản lượng phù hợp với nhu cầu thị trường được nhất trí cao. Ông Nguyễn Văn Kịch- Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam - cho biết, hiện nay sản lượng cá tra lớn hơn nhu cầu tiêu thụ thế giới. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là giảm sản lượng để tăng giá cá, làm được điều này mới tính được đến các vấn đề khác. "Nếu giảm được 30% sản lượng thì chắc chắn giá cá sẽ tăng trở lại. Vấn đề là các lãnh đạo địa phương có chịu ngồi lại với nhau không và ai là người chấp nhận giảm diện tích nuôi vì ai cũng muốn có thành tích cao”, ông Kịch nhận định.

Cùng nhận định như trên, ông Doãn Tới - Tổng giám đốc Cổ phần Nam Việt (Navico)- cho rằng, hoàn cảnh hiện nay của ngành cá tra cũng là thời điểm thích hợp nhất để các doanh nghiệp ngồi lại với nhau, đoàn kết hợp tác để sắp xếp lại trật tự của ngành cá tra. Theo dự đoán của ông Tới, trong 2 năm tới (2015 - 2016), toàn cũng ĐBSCL sẽ chỉ còn không quá 15 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra. Lúc đó, nông dân nuôi cá tra cũng phải tự nguyên hợp tác với nhau sản xuất với quy mô lớn, công nghệ cao mới có thể đáp ứng về số lượng và chất lượng cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu…


Nỗi Lo Chất Lượng Tàu Cá Nỗi Lo Chất Lượng Tàu Cá Trồng Dưa Lưới “Một Vốn, Ba Lời” Trồng Dưa Lưới “Một Vốn, Ba Lời”