Nuôi gà Giảm stress trong đàn giống

Giảm stress trong đàn giống

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Saturday. July 7th, 2018

Giảm stress trong đàn giống

Ngành công nghiệp gia cầm đã đi được một chặng đường dài trong việc tìm hiểu giống bố mẹ, quản lý thiết bị và áp dụng các chương trình tiêm chủng đúng cách để sản xuất số lượng trứng giống và gà con một ngày tuổi có chất lượng cao. Một lĩnh vực có thể cải thiện các yêu cầu này là làm thế nào để giảm stress trong đàn giống. Cobb-Vantress

Giảm stress có 2 yếu tố chính, đó là quan tâm đến quyền lợi động vật và tất cả mọi thứ nhằm nâng cao hiệu suất chăn nuôi.

Việc đảm bảo giảm nhẹ các loại stress tiềm năng sẽ nâng cao hiệu suất tổng thể. Cung cấp không gian rộng rãi cho mỗi gia cầm là một trong chín điểm chính được đề cập trong bài viết này. Ảnh: Cobb

9 điểm căng thẳng hàng đầu có thể được giảm thiểu hoặc tránh.

Những căng thẳng thường có ảnh hưởng tiêu cực đến trọng lượng cơ thể (BW), tính đồng nhất, khả năng sinh sản, bắt đầu sản xuất, sản xuất cao điểm và khả năng tồn tại của đàn.

Gia cầm % %
Nhỏ 2 2%
Vừa 60 45%
Lớn 71 53%
Tổng 133 98%
Tiêu chuẩn 99%

 

1. Chiến lược cho ăn

Cho ăn hàng ngày là lựa chọn ít chịu căng thẳng khi chăm sóc đàn gia cầm, tiếp theo là 6/1, 5/2, 4/3 và chương trình bỏ qua một ngày. Mỗi hoạt động cần xem xét thời gian nào là thích hợp nhất đối với nhu cầu của đàn. Để đảm bảo phân bố thức ăn chính xác và tránh mất tính đồng nhất của trọng lượng cơ thể, nên phân bố thức ăn đồng đều trong hệ thống nuôi dưỡng. Việc đánh giá lượng thức ăn có được phân phát đồng đều hay không dựa vào hành vi của 100 con sau khi thức ăn được dọn dẹp và trước khi gia cầm đi uống nước. Lý tưởng nhất là 99% gia cầm đạt được kích thước lớn, 1% có kích thước nhỏ- có nghĩa là lượng thức ăn rất ít.

2. Chế độ chiếu sáng

Trong thời gian nuôi, bật đèn sáng vào giờ đầu tiên trong ngày để gia cầm thích nghi và uống nước. 1 hoặc 2 tiếng sau mới cung cấp thức ăn (ví dụ, nếu bạn bật đèn lúc 7 giờ sáng thì cung cấp thức ăn vào lúc 8:00 hoặc 9:00). Điều này sẽ huấn luyện gia cầm rằng thức ăn không có sẵn ngay lập tức, vì vậy chúng phải làm quen với việc có người đi vào trại mỗi buổi sáng sớm để kiểm tra tình trạng và tỷ lệ chết, nếu có. Tận dụng khoảng thời gian chưa cho ăn để cân gia cầm một lần mỗi tuần nhằm đạt được trọng lượng thực. Nếu bạn sử dụng cân tự động, hãy vận hành nó trong khoảng thời gian này để lấy trọng lượng mẫu hàng ngày. Phương pháp này có thể dùng tiếp tục ở giai đoạn sản xuất, sử dụng giờ đầu tiên thay vì cho con đực giao phối, bởi vì con cái có sẵn khả năng sinh sản tối đa. Điều quan trọng cần lưu ý là phân bố thức ăn chăn nuôi nên được thực hiện trong bóng tối. Cần tắt đèn trong 3 hoặc 4 phút khi phân phát thức ăn để gia cầm được yên tĩnh và ổn định vị trí của mình quanh khay ăn. Khi thức ăn được rải khắp xung quanh khay thì lúc đó mới được bật đèn.

3. Không gian khay ăn

Cung cấp không gian khay ăn rộng rãi dựa vào số vòng luân chu của khay hiện tại. Các chi tiết sau giới thiệu không gian trung chuyển để duy trì tính đồng nhất với khay ăn chuỗi. Trong một trang trại rộng 14 mét, chúng tôi có 5 vòng qua mỗi lần cho ăn, với 9 con cái mỗi mét vuông (suốt quá trình nuôi). Điều này giả định kiểm soát hệ thống thông gió của môi trường trại. Với 9,5 con cái mỗi mét vuông trong trại rộng 14 mét, tương đương 133 con cái /mét chiều dài trang trại. Với 2 vòng luân chu chúng tôi có không gian khay ăn như sau: 800 cm ÷ 133 = 6cm. Điều này có nghĩa là 2 vòng có thể được sử dụng đến 5 tuần tuổi (tối đa) đến khi bắt đầu vòng luân chu thứ ba. Vòng thứ ba sẽ cung cấp 1,200cm ÷ 133 = 9cm; nên đến 8 tuần tuổi mới sử dụng vòng này. Vòng thứ tư cung cấp 1,600cm ÷ 133 = 12cm nên có thể được sử dụng cho 11 tuần tuổi.

Ảnh: Cobb

4. Tiêm chủng

Ở các nước có tỷ lệ nhiễm bệnh cao và chương trình tiêm chủng chưa nhất quán, tránh tiêm vào cơ vú bất cứ khi nào có thể. Xem xét sử dụng các kỹ thuật tiêm bẹn dựa trên vắc-xin dạng dầu nhằm giảm stress cũng như cải thiện độ chuẩn tổng thể và công dụng của vắc-xin. Rất dễ dàng phát hiện bướu hoặc các nốt dưới da của cơ ngực và viêm xương lưỡi hái do vắc-xin gây ra trong giai đoạn vỗ béo khoảng 20 tuần tuổi. Một số vắc xin, chẳng hạn như dịch tả và khuẩn salmonella có phản ứng mạnh và có thể gây cho gia cầm stress. Tiêm chủng bẹn làm giảm bớt các tác dụng đáng kể.

5. Trang thiết bị

Các thiết bị phải giống nhau giữa trại nuôi và sản xuất để ngăn chặn stress trong các giai đoạn điều chỉnh cần thiết. Nếu gia cầm không ăn đúng cách trong vài ngày đầu tiên sau khi được di chuyển thì cả đàn có thể bị ảnh hưởng về mặt trọng lượng cơ thể và sinh sản. Ngoài ra, đàn có hiệu suất sản xuất thấp hơn với tỷ lệ chết cao hơn trong giai đoạn sản xuất đỉnh điểm. Chúng tôi rút ra kinh nghiệm rằng di chuyển gia cầm từ khay hình chảo ở trại nuôi đến khay chuỗi trong sản xuất có thể xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng khi sử dụng các thanh mỏng và cấu trúc trang trại tập thể. Rủi ro này sẽ nhân lên nữa khi nuôi mật độ con cái cao hơn (ví dụ: 6-7 con cái mỗi mét vuông).

6. Dụng cụ uống nước 

Dụng cụ uống nước trong hệ thống nuôi và sản xuất phải giống nhau. Việc thay đổi từ dụng cụ uống hình chuông ở trại nuôi đến dụng cụ hình núm vú trong sản xuất - đặc biệt là nếu chúng đang ở trên thanh - là một sự thay đổi lớn đối với gia cầm. Nếu bạn không cẩn thận, gia cầm sẽ không có nước uống trong nhiều ngày, dẫn đến chậm phát triển. Lưu ý, gia cầm có thể thích nghi với dụng cụ uống hình núm vú trong hệ thống nuôi đến dụng cụ hình chuông trong sản xuất, nhưng không thể thích nghi ngược lại. Tuy nhiên, tốt hơn nên sử dụng cùng dụng cụ uống trong hệ thống nuôi và sản xuất để giảm căng thẳng ở mức tối thiểu.

Các lựa chọn từ hệ thống nuôi đến hệ thống sản xuất

Trại nuôi Trại sản xuất Kết quả
Chuỗi Chuỗi OK
Chuỗi Hình chảo OK
Hình chảo Chuỗi Có vấn đề
Hình chảo Hình chảo OK

 

7. Nuôi dưỡng

Hãy chắc chắn rằng thiết bị cho ăn hoạt động bình thường trong vài tuần và luôn luôn có nhân viên theo dõi trong lúc cho ăn phòng khi có trục trặc xảy ra ở khay chuỗi. Khay ăn chuỗi thường gặp vấn đề về liên kết trong tuần hoạt động đầu tiên; Tuy nhiên, qua thời gian này hầu hết các vấn đề được giải quyết hoàn toàn.

8. Quản lý giống đực

Con đực thường có biểu hiện hung hăng giữa 22 và 26 tuần tuổi gây ảnh hưởng xấu đến giai đoạn bắt đầu sản xuất, sự sống và sản xuất cao điểm. Nếu không cần đồng bộ hóa sinh sản thích hợp giữa con đực và con cái, thì chỉ cần nuôi 6% con đực ở mức 21 hoặc 22 tuần tuổi và sau đó bổ sung thêm con đực sau khi bắt đầu sản xuất. Thêm 9% con đực ở 28-30 tuần tuổi khi tất cả những con cái đang trong giai đoạn sản xuất và tiếp nhận những con đực. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kiểm tra lại thời gian nuôi để xác định là những vấn đề nào.

Ảnh: Cobb

9. Đồng nhất

Sau khi gia cầm được chuyển đến trại sản xuất, cần cung cấp thức ăn đầy đủ. Điều này đảm bảo phát triển lông và giúp duy trì đàn đồng nhất. Chúng tôi thường cho ăn hàng ngày từ 20 tuần trở đi, nhưng lượng thức ăn ở mỗi con gia cầm vẫn ở mức thấp (95-105 gram), nghĩa là gia cầm tiêu thụ thức ăn rất nhanh chóng (khoảng từ 20 đến 30 phút). Kiểm tra xem gia cầm có đủ không gian ăn hàng ngày hay không. Xem xét phân bố thức ăn trong bóng tối hoàn toàn trước khi đèn được bật lên. Nói tóm lại, cần làm theo các phương pháp ở trên.

Tác giả tác phẩm gốc: Winfridus Bakker, Cobb


Chăn nuôi gà kháng bệnh Chăn nuôi gà kháng bệnh Tối ưu sức khỏe cho gà con Tối ưu sức khỏe cho gà con