Gian nan chuyện nuôi tôm xuất khẩu
Trong khi các nhà xuất khẩu dự báo nhu cầu nhập khẩu trong năm nay tăng không nhiều và giá tôm thành phẩm phổ biến trong các giao dịch thành công chỉ ở mức 100.000 đồng/kg, thì giá trong nước đã trên 130.000 đồng/kg.
Liệu giá tôm cỡ 70 con/kg sẽ lùi về mức 100.000 đồng/kg, thậm chí 70.000 –75.000 đồng/kg?
Không người nuôi nào muốn giá “lùi tới chân tường”, nhưng thay vì cân nhắc thiệt hơn, người nuôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi thả đợt 2 để lấy sản lượng bù đơn giá.
Ông Phạm Minh Truyền, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Vinh, khẳng định: môi trường nuôi ngày càng xấu do thâm canh, thả tôm nuôi liên tục không cắt vụ. Các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến còn hạn chế trong khâu cải tạo ao, chọn giống, ý thức cộng đồng bảo vệ nguồn nước chưa cao nên dễ phát sinh dịch bệnh. Bên cạnh đó, công tác quản lý vật tư đầu vào còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng con giống chưa đảm bảo…
Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó những phát biểu “lên gân”: Thị trường tiêu thụ toàn cầu lớn lắm, nhu cầu xuất khẩu tôm rất cao nên người nuôi không phải e ngại về đầu ra.
Họ có những bằng chứng hồi cuối năm 2016, giá tôm nguyên liệu khu vực bán đảo Cà Mau lên 126.000 – 130.000 đồng/kg (tôm thẻ chân trắng) kéo dài tới những tháng đầu năm 2017, giá tôm mới giảm xuống 120.000 đồng/kg. Người nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, nói một số nơi ở huyện này vẫn đạt năng suất 7 tấn/ha, ở huyện Cù Lao Dung khoảng 5 tấn/ha. Còn nuôi tôm sú thâm canh có thể thu hoạch 3,5 tấn/ha, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến thu hoạch 750kg/ha.
Thực tế đang diễn biến xấu hơn. Theo chi cục Thuỷ sản Sóc Trăng, từ đầu năm đến nay diện tích nuôi tôm nước lợ đã trên 5.300ha. Trong đó, tôm thẻ chân trắng khoảng 4.000ha (74% diện tích thả nuôi), khoảng 626ha, tức khoảng 11,8% diện tích thả nuôi, bị thiệt hại. Tại Trà Vinh, từ đầu năm đến nay, trên 860 hộ nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại hơn 75 triệu con giống trên diện tích 360ha ( 32% diện tích thả nuôi); khoảng 1.000 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại hơn 200 triệu con giống (353ha).
Một số hộ nuôi tôm trong hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, huyện Trần Đề, thận trọng hơn nên diện tích thả nuôi trong những tháng đầu năm chỉ khoảng 30%, phần còn lại đang trữ nước, xử lý lắng lọc chờ đến cuối tháng này sẽ thả nuôi chính vụ.
Trong khi đó cuộc chạy đua để đạt sản lượng 38.700 tấn tôm thương phẩm ở Trà Vinh đã bắt đầu, mang theo những vấn đề muôn thuở: các chính sách, biện pháp hỗ trợ các hộ nuôi tôm, đầu tư cơ sở hạ tầng, hướng dẫn quy trình nuôi đảm bảo kỹ thuật, công nghệ cao… Vụ nuôi tôm năm 2017, Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi khoảng 1,9 tỉ con giống tôm sú trên 18.000ha và 3 tỉ con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 6.000ha.
Trong khi những biến đổi khí hậu ngày càng rõ ràng hơn, gây nhiều bất lợi hơn, nhưng những nguyên nhân lại trùng khớp với dịch, bệnh trước khi người ta nói về biến đổi khí hậu nên người nuôi hiểu chuyện “dịch bệnh” là đương nhiên, và họ tìm cách giảm rủi ro bằng cách sử dụng nhiều hoá chất. Cách hiểu của họ đơn giản là Enrofloxacin và Cloramphenicol, nếu không được phép xài sao Nhà nước không cấm. Nếu cấm sao người ta vẫn bán tùm lum trên thị trường?
Năm 2016, tập đoàn C.P Việt Nam triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ở huyện Cầu Ngang và Duyên Hải, trên 40 ao nuôi với diện tích 8ha mặt nước, mật độ từ 150 – 200 con/m2, năng suất bình quân 25 – 30 tấn/ha. Tuy đạt năng suất cao nhưng do chi phí đầu tư khá lớn, trình độ quản lý và hạ tầng kỹ thuật, nguồn điện chưa đáp ứng được yêu cầu nên mô hình này chưa có sức thuyết phục các hộ nuôi trong tỉnh.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao