Giàu nhờ sản xuất cá lóc giống
Điểm chú ý là nhiều hộ ở đây đã chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang đào hố để ương cá lóc giống. Bình quân mỗi công (1.000m2) đất, bà con có thể đào được 30 hố. Mỗi hố có chiều ngang 3m, chiều dài 4m và chiều sâu 1,1m. Mỗi hố thả nuôi 1 cặp cá lóc bố mẹ. Hầu hết người làm nghề này đều chọn cá lóc đầu nhím để ương ra cá lòng ròng (cá bột). Bởi, cá lóc giống đầu nhím đang được thị trường ưa chuộng.
Nguồn thức ăn chủ yếu của cá lóc giống là trứng nước. Theo nhiều chủ ao, từ khi cá lóc mẹ đẻ rồi ương nuôi đến khi xuất bán, trung bình cứ 8kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá lóc giống. Giá mỗi kg trứng nước (thức ăn cho cá lóc giống) là 18.000 đồng. Mỗi kg cá lóc giống bán cho người có nhu cầu nuôi thương phẩm dao động từ 330.000 - 350.000 đồng. Lúc cao điểm, hút hàng giá bán cá lóc giống có thể tăng lên trên 400.000 đồng/kg. Tính ra, sau khi trừ chi phí, người ương nuôi cá lóc giống có tỷ suất lợi nhuận khá cao.
Ông Nguyễn Văn Phương ở ấp Vĩnh Quý, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú đã có hơn 10 năm trong nghề ương bán cá lóc giống. Gia đình ông Phương hiện đang nuôi trên 200 cặp cá lóc bố mẹ trên diện tích 7.000m2 đất ruộng, với hơn 200 hộc.
Ông Phương vui vẻ cho biết: “Chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, mỗi tháng gia đình tui xuất bán từ 600 - 800kg cá lóc giống. Trừ tất cả các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình tôi còn lãi từ 30 triệu đến trên 50 triệu đồng. So với trồng lúa thì lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần, trong khi công sức và vốn đầu tư không phải là lớn…”. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho các lao động trực tiếp, mà nghề ương cá lóc giống ở huyện Châu Phú còn tạo thêm nhiều việc làm khác thông qua các dịch vụ phục vụ đi kèm…
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao