Giới thiệu về nai giống và tình hình chăn nuôi ở Việt Nam - Đặc tính của loài nai
Đặc tính của loài nai
Sống nơi hoang dã thì con nai “nhát như thỏ đế”, đang ăn mà nghe động đã nhớn nhác, chân đã dợm chạy.
Mà khi nai đã chạy thì chỉ biết cắm đầu chạy bạt mạng vào rừng sâu.
Thế nhưng, khi nuôi lâu năm trong chuồng, thì nai lại rất thân thiện với người.
Gặp người cho ăn đến từ xa, nó đã mừng rỡ đến tận cửa chuồng chờ đớn.
Nếu ta tắm cho nó hằng ngày (nai rất thích tắm, chứ không như hươu rất sợ nước), và chải lông cho nó thì lúc nào nó cũng theo sát bên ta.
Nai cũng rất đảng trí, hay quên, đang ăn ven rừng này bị săn đuổi hôm nay, hôm sau nó vẫn trở lại.
Đó là điều tai hại đối với chúng.
Các tay thợ săn trì chí sẽ không bao giờ bị mất con mồi : hôm nay trượt, hôm sau họ cứ đến nơi cũ phục kích trở lại tất sẽ được.
Thế nhưng, khi có sự hiềm thù sâu sắc thì nai lại nhớ rất dai.
Trước, năm 1971, tôi có nuôi một con nai đực giống 5 tuổi, nặng khoảng 200 kí lô.
Con nai này tôi mua lại của một người chuyên nhồi da thú ở Bến Nôm (Phương Lâm), ông ta nuôi con nai đó từ nhỏ, có xỏ mũi như bò.
Lúc nhỏ thì dẫn đi ăn cỏ ven đường như bò, nhưng khi nai được hai năm tuổi thì nhốt luôn vào chuồng để nuôi thúc lấy lộc nhung. Nai rất hiền, rất thích gần người.
Về với tôi, chủ lạ, chuồng lạ, nai vẫn ngoan ngoãn, chịu cho tắm, cho chải lông mỗi ngày, tỏ ý thân thiện với chủ mới cứng như chủ cũ vậy.
Một hôm, không hiểu sao nó sục mõm vào máng bới hất tung cỏ đổ ra ngoài, tôi giận quá thổi mạnh vào mặt nó một cái.
Nai bị đau húc tôi một cái như trời giồng, may mà tôi thoát được ra ngoài không bị xây xát gì cả.
Thế rồi từ đó trở di, hễ gặp tôi đâu (đứng phía ngoài chuồng) nai vẫn chạy về hướng đó húc mạnh vào chuồng, cú nào cú nấy rất mạnh.
Nếu tôi đứng yên, thì dầu nó vẫn ghì chặt vào nơi nó húc, bất kể đó là cây róng chuồng hay cây cột.
Hễ tôi bước tới là bên trong nó cũng chạy theo húc nữa ! Dù sau này tôi cố gắng tỏ ý thân thiện, sự thù hằn của nó vẫn không nguôi… Còn với những người khác trong nhà, nó vẫn tỏ ra thân thiện.
Từ kinh nghiệm bản thân đó, tôi thấy, nai tuy nhát, tuy hiền, nhưng vẫn có tính thù dai.
Khi nó đã giận thì khó khuất phục.
Bản tính đó khác với các loài gia súc khác như trâu, bò, ngựa…
Nai cao to hơn hươu sao.
Chiều cao ở con trưởng thành khoảng một thước mốt, chiều dài thân mình chừng một thước ba, mình phủ lông thưa mà thô chứ không nhuyễn.
Nó thích tắm, thích ngâm mình dưới nước hàng giờ trong mùa nóng nực.
Sức ăn của nai rất mạnh, không thua gì bò.
Một con nai 200 kí, mỗi ngày ăn trên 30 kí lô cò.
Cũng như hươu sao, nai thích ăn tất cả các loại cỏ, các loại lá như lá chuối, lá sung, lá mít, các loại lá thuộc họ đậu..,.
Các loại củ như cà rốt, khoai tây, khoai lang, củ mì, củ sắn, nai đều ăn được cả.
Trong mùa khô, không có cỏ tươi, người ta có thể cho nai ăn cỏ khô, miễn là cỏ đó được phơi đủ nắng, không có mùi mốc là được.
Hoặc là cho nai ăn rơm khô.
Rơm, nên chặt khúc ngắn chừng gang tay, đạp cho mềm, rắc nước muối lên cho ấm, nai cũng thích ăn.
Ở miền Nam trong mùa nắng, người ta có thể cho nai ăn trái điều, mít non xắt nhỏ.
Mít non thường có từ tháng chín trở đi.
Nai cũng thích ăn xơ mít, vỏ thơm… Một con nai mỗi ngày cần ăn 50 gr muối
Nói tóm lại, nai là thú ăn tạp, nên rất dễ nuôi.
Tuổi thọ của nai khoảng 20 năm.
Thời kỳ sung sức nhất là năm tuổi thứ năm đến năm tuổi thứ mười.
Trong thời gian đó, nếu nai đực tốt sẽ sinh sản được từ 12 đến 15 lộc nhung, nai cái sẽ đẻ được khoảng 12 lứa.
Nai thường đẻ mỗi lứa một con, ít có khi đẻ hai con.
Đực tơ nếu thật tốt thì nuôi để phối giống và lấy lộc.
Đực thường thì nuôi lấy lộc.
Với nai già, nai cho lộc dị dạng, không tốt, sẽ được thiến, nuôi mập lấy thịt, và xương nấu cao.
Nai cái già không còn sinh sản, cũng được nuôi thúc lấy thịt.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao