Giữ Chất Lượng Cá Tra
Từ giữa tháng 9/2014, bắt đầu đăng ký nuôi cá tra và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra, thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, để đưa ngành cá tra vượt qua khủng hoảng.
Đăng ký nuôi với cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh, thực hiện cho từng ao, gồm mã số nhận diện và sản lượng. Còn đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt Nam.
Việc đăng ký nhằm đưa ngành cá tra đi vào sản xuất có quy hoạch, đảm bảo chất lượng để xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam. Hiện nay, quy hoạch tổng thể nuôi cá tra đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt, các địa phương căn cứ vào đó xây dựng quy hoạch chi tiết.
Cá tra nuôi trong vùng quy hoạch, có mã số nhận diện, đem chế biến mới có thể xuất khẩu. Nói có thể xuất khẩu vì sản phẩm chế biến còn phải đảm bảo chất lượng qua kiểm tra của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, được Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác nhận đăng ký, mới đủ điều kiện thông quan.
Chất lượng cá tra đang là vấn đề rất lớn. Vài năm gần đây, có tình trạng một số doanh nghiệp chế biến đã dùng máy quay cho nước ngấm vào thịt cá làm tăng trọng đến 20 - 30%.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam Hồ Văn Vàng nói: “Khi rã đông, miếng thịt cá bở, không còn ngon cho nên cá tra không được người tiêu dùng ưa chuộng như trước năm 2000”.
Nghị định 36 quy định cụ thể hàm ẩm và tỷ lệ mạ băng để giữ chất lượng cá tra, những sản phẩm kém chất lượng sẽ bị đình chỉ xuất khẩu, có thể tiêu hủy và phạt nặng cơ chế chế biến.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao