Tin nông nghiệp Hà Nội nhắm đến 300 xã nông thôn mới

Hà Nội nhắm đến 300 xã nông thôn mới

Author Văn Tú, publish date Thursday. May 12th, 2016

Hà Nội nhắm đến 300 xã nông thôn mới

Tại cuộc họp mới đây, dưới sự điều hành của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội khóa XVI đã nghe, cho ý kiến vào dự thảo Chương trình 02 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”.

Đã có 200 xã NTM

Báo cáo về công tác xây dựng NTM trên địa bàn, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, thành phố hiện có 17 huyện, 1 thị xã và 6 quận còn sản xuất nông nghiệp, với 386 xã. Tổng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp trên 188.000ha, dân số khu vực nông thôn trên 3,7 triệu người, chiếm trên 50% dân số thành phố. Trong giai đoạn 2011 - 2015, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình quân 2,4%/năm, tăng 0,65% so với mục tiêu chương trình đề ra (1,75%); giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2015 đạt 223 triệu đồng/ha, tăng 44,6 triệu đồng/ha so với năm 2011 và tăng 2 triệu đồng/ha so với mục tiêu chương trình đề ra.

Theo ông Mỹ, đến hết năm 2015, toàn thành phố có 201/386 xã (chiếm 52,07%) đạt chuẩn NTM, vượt 12,07% so với kế hoạch đề ra. Trong 185 xã còn lại, có 102 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 83 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí. Thành phố đã có huyện Đan Phượng được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện NTM năm 2015 và 3 huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức cũng đang trình Chính phủ công nhận huyện NTM.

Mặt khác, Hà Nội cũng phấn đấu đến năm 2020, có 80% trở lên số xã đạt chuẩn NTM, tương đương khoảng 300 xã, có 15 huyện, thị xã trở lên đạt NTM. Thu nhập của người dân khu vực nông thôn đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên...

Mặt khác, Hà Nội cũng phấn đấu đến năm 2020, có 80% trở lên số xã đạt chuẩn NTM, tương đương khoảng 300 xã, có 15 huyện, thị xã trở lên đạt NTM. Thu nhập của người dân khu vực nông thôn đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên...

Cấp quận cũng phải bố trí kinh phí

Để đạt được các mục tiêu, yêu cầu nói trên, dự thảo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó, về phát triển nông nghiệp tập trung theo hướng phát triển hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2020 có 112 vùng sản xuất trồng trọt chuyên canh lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản, tập trung với tổng diện tích 41.000ha; mở rộng và nâng cao năng suất, số lượng đàn gia súc gia cầm chăn nuôi ở 76 xã chăn nuôi lợn, bò sữa, bò thịt, gia cầm trọng điểm; 3.360 trại chăn nuôi hộ gia đình quy mô lớn xa khu dân cư…

Tại buổi thảo luận, các ý kiến cho rằng cần nghiên cứu việc huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM. Theo Bí thư Huyện ủy Ba Vì Hà Xuân Hưng, đối với các huyện, việc cân đối ngân sách rất khó khăn, nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM chủ yếu từ đấu giá đất, song hiện nay quy trình đấu giá mất rất nhiều thời gian, chính vì thế thành phố cần nghiên cứu tăng cường phân cấp cho huyện trong công tác xác định địa điểm quy hoạch, chỉ giới đường đỏ, xác định giá khởi điểm, tăng diện tích huyện được tổ chức đấu giá (trên 5.000m2) để tạo chủ động cho cấp cơ sở. Cùng với đó, thành phố cũng cần tăng tỷ lệ điều tiết cho các huyện khó khăn về thu ngân sách.

Bí thư Huyện ủy Ba Vì cho biết, giai đoạn 2011-2015, huyện nhận được hơn 80 tỷ đồng hỗ trợ từ 10 quận nội thành để xây dựng 41 nhà văn hóa, đây thực sự là nguồn lực cần thiết và được nhân dân đón nhận, đánh giá cao. Chính vì thế, trong giai đoạn tới cần tiếp tục đẩy mạnh việc các quận nội thành hỗ trợ huyện ngoại thành trong đầu tư xây dựng hạ tầng…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, tiếp nối những kết quả trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy khóa XV, trong giai đoạn này, Thành ủy đặt ra yêu cầu, chỉ tiêu cao hơn so với tiêu chuẩn của Trung ương, như: 80% số xã đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 49 triệu đồng/năm…

“Càng những xã về sau việc thực hiện xây dựng NTM lại khó khăn hơn, đòi hỏi nguồn lực nhiều hơn nên yêu cầu phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, trong chương trình lần này, Thành ủy yêu cầu các Quận ủy có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho các huyện thực hiện xây dựng NTM”.


Xanh, sạch, tin cậy là ưu tiên số một! Xanh, sạch, tin cậy là ưu tiên số… Người trồng lúa cả nước đang nín thở chờ tín hiệu mới Người trồng lúa cả nước đang nín thở…