Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ - Vấn đề cần quan tâm - Phần 4 (Phần cuối)
Ngoài ra cần phải thực hiện những việc có liên quan như
– Thường xuyên theo dõi thông tin về điều kiện môi trường, thời tiết, kết quả quan trắc môi trường, tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp phòng bệnh kịp thời, hạn chế thấp nhất dịch bệnh;
Khi nào môi trường nuôi thật sự ổn định mới thả giống, nên thả giống rải vụ trong suốt vụ nuôi.
– Nếu xảy ra trường hợp tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc chết bất thường, người dân tuyệt đối không xả thải ra môi trường kênh rạch bên ngoài ao nuôi, thực hiện ngay các biện pháp cách ly và khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, Trạm Thú y, Trạm Thủy sản, UBND xã hoặc Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ xử lý mầm bệnh kịpthời.
– Áp dụng các mô hình nuôi thân thiện với môi trường nhằm cách ly sự phát triển của các loại mầm bệnh:
Nuôi một vụ tôm một vụ là đối tượng thủy sản khác, nuôi tôm quảng canh cải tiến – trồng lúa, nuôi cá rô phi trong lồng đặt trong ao tôm, nuôi cá rô phi thả chung với tôm trong ao, dùng cá rô phi để xử lý nước trong ao lắng cung cấp nước cho ao nuôi tôm hoặc sử dụng trùn quế làm thức ăn bổ sung, tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế sử dụng thuốc.
Nếu người nuôi tôm thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và những lưu ý trên sẽ góp phần thành công cho nghề nuôi tôm của mình một cách bền vững.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao