Mô hình kinh tế Hàng Thái thách thức hàng Việt

Hàng Thái thách thức hàng Việt

Publish date Tuesday. October 20th, 2015

Hàng Thái thách thức hàng Việt

Giải pháp để hàng Việt đứng vững

Muốn hàng Việt đứng vững trên sân nhà trước tiên cần đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;

Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giảm giá bán để thúc đẩy người tiêu dùng (NTD) sử dụng hàng Việt.

Đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại thị trường nội địa, thị trường miền núi, biên giới và hải đảo… tăng cường chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết, theo lộ trình, thuế nhập khẩu hàng hóa từ các nước trong khu vực vào Việt Nam sẽ dần về 0%, cuộc “đổ bộ” hàng ngoại, đặc biệt là Thái Lan ngày càng rầm rộ và tạo nên sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội.

Lấn sân hàng Việt

 Một cách lặng lẽ nhưng chắc chắn, hàng tiêu dùng Thái Lan, đặc biệt là đồ gia dụng, quần áo thời trang, hóa mỹ phẩm… đã có mặt tại Việt Nam và dần chiếm lĩnh thị trường.

Với giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, chất lượng đáp ứng yêu cầu là ưu thế cạnh tranh của hàng Thái so với hàng Việt cùng chủng loại, phân khúc.

Theo khảo sát của chúng tôi, các mặt hàng được bày bán ở chuỗi cửa hàng đồng giá của Thái Lan chủ yếu là hàng gia dụng, văn phòng phẩm, đồ trang trí trong nhà… được thiết kế với màu sắc, kiểu dáng bắt mắt.

Hàng Việt Nam đang đứng trước sức ép cạnh tranh lớn từ hàng hóa nhập ngoại.

Chủ một siêu thị mini trên phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội cho biết, khách tới mua ngày càng nhiều khiến cửa hàng phải tuyển thêm nhân viên bán hàng.

Tất cả các mặt hàng bày bán đều được lấy tận gốc tại Thái Lan nên giá cả phải chăng.

Dù đắt hơn hàng Việt Nam một chút nhưng chất lượng tốt và kiểu dáng đẹp là điều khiến nhiều khách hàng lựa chọn.

Các loại bánh kẹo và hóa mỹ phẩm như sữa rửa mặt, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng...

của Thái Lan bán chạy hơn các sản phẩm khác nhiều, dù là cùng nhãn hiệu sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia.

Thực tế cho thấy, hàng Thái Lan được người tiêu dùng Việt ưa chuộng bởi giá chỉ cao hơn các sản phẩm Việt từ 10 - 20%, nhưng lại rẻ hơn nhiều so với hàng hóa xuất xứ từ châu Âu mà chất lượng lại không thua kém.

Bên cạnh đó, các mặt hàng Thái Lan còn được sự “hậu thuẫn” từ các nhà phân phối của Thái.

Thông qua các thương vụ mua bán sáp nhập như BJC mua cổ phần của FamilyMart trong liên doanh với Công ty Phú Thái và mở chuỗi cửa hàng tiện lợi B’s mart; hay BJC mua 19 siêu thị Metro Cash & Carry…

Thống kê của Bộ Công Thương tính đến 8 tháng đầu năm 2015, trong số các mặt hàng nhập khẩu, hàng xuất xứ từ Thái Lan đang đứng thứ hai, chỉ sau hàng Trung Quốc.

Cụ thể, sản phẩm may mặc, đồ dùng gia dụng do Thái Lan sản xuất đã có mặt tại gần 9.000 chợ trên cả nước.

Đặc biệt, mặt hàng điện tử, điện lạnh đã chiếm đến 70% thị phần.

Đáng chú ý, hoa quả Thái Lan cũng chiếm tới 40% thị phần nội địa Việt Nam.

“Sức ép” lên doanh nghiệp nội

Trước xu hướng nhiều người tiêu dùng chuyển sang dùng hàng Thái, tốc độ lan tỏa của hàng Thái trên thị trường rất nhanh.

Nhiều doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng Việt nhìn nhận thế mạnh của hàng Thái Lan là mẫu mã phong phú, đáp ứng được nhiều đối tượng tiêu dùng.

Trong khi đó, sản phẩm của các DN Việt mẫu mã ít đa dạng.

Cuộc tấn công ồ ạt của hàng hóa và các hệ thống bán lẻ Thái Lan lại một lần nữa đặt DN Việt trước bài toán cạnh tranh sống còn ngay trên sân nhà.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, độ phủ của hàng Thái đang thực sự là nỗi lo cho DN Việt.

Ngay như mặt hàng may mặc, Việt Nam được xem là một trong những thế mạnh về xuất khẩu nhưng cũng bị hàng Thái tấn công.

Các DN Việt Nam khó mà cạnh tranh với hàng Thái Lan khi mẫu mã chưa đẹp, chưa chú trọng đầu tư thiết kế  hình dáng, hoa văn...

Trong khi đó, chất lượng thì đa phần chỉ ở mức “tầm tầm”.

Thêm nữa, thị trường nội địa được ví như “bàn đạp cho xuất khẩu”, nếu cứ để hàng Thái tiếp tục lấn át ngay trên sân nhà, DN Việt sẽ khó có thể hướng mạnh vào xuất khẩu được.

Nhất là tới đây, hàng hóa Thái Lan vào Việt Nam sẽ có mức thuế suất bằng 0%, nên ngay từ bây giờ các DN Việt cần tìm ra lối đi mới cho mình nếu không muốn mất chính thị trường sân nhà vào tay đối thủ.

Bà Đinh Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng:

“Hàng Thái Lan sẽ nhanh chóng thay thế hàng Trung Quốc tại thị trường Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt trong tương lai không xa nếu các DN Việt Nam không đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống phân phối...”.

Còn ông Vũ Vinh Phú nhận định, để nâng cao tính cạnh tranh, các DN Việt cần khẩn trương nắm bắt tình hình, không để hàng Thái tràn ngập rồi mới lo đối phó.

Điều mấu chốt các DN cần phải làm ngay là cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thiết thập kênh phân phối bán hàng và tiến hành quảng bá sâu rộng giành lấy lòng tin của người tiêu dùng và hướng đến các thị trường nước ngoài.


Kết nối để hàng địa phương vào siêu thị Kết nối để hàng địa phương vào siêu… Xuất khẩu gạo khởi sắc đến đầu năm 2016 Xuất khẩu gạo khởi sắc đến đầu năm…