Hệ lụy trồng điều theo phong trào
1251/QĐ-UBND phê duyệt “Phương án phát triển và chuyển đổi cây điều tại huyện Đắk R’lấp”.
Sở dĩ có phương án này một phần lớn cũng xuất phát từ hậu quả của việc phát triển cây điều trong những năm qua theo kiểu tự phát, chạy theo phong trào.
Nhưng năm trước đây, do tác động của cơ chế thị trường, nhu cầu sản phẩm từ điều tăng dẫn đến giá cả tăng cao, nên diện tích cây điều trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng phát triển tự phát một cách ồ ạt từ 2.275 ha năm 2003 lên đến 24.286 ha năm 2007.
Do phát triển tự phát, không theo quy hoạch nên một số diện tích điều sinh trưởng kém, năng suất thấp, thậm chí không cho thu hoạch. Trước thực trạng đó, từ tháng 10/2012, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt “Đề án phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”.
Tuy nhiên, do có những biến động nhanh về hiện trạng sử dụng đất, nhất là việc người dân tiến hành chuyển đổi cây trồng theo nhu cầu của thị trường… nên các yếu tố cơ bản như hiện trạng và điều kiện triển khai của đề án rất khác so với hiện tại.
Vì vậy, nhằm cụ thể hóa và đề ra bước đi thích hợp, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt “Phương án phát triển và chuyển đổi cây điều tại huyện Đắk R’lấp” để làm hình mẫu thí điểm cho các địa phương thực hiện đề án.
Theo đó, qua điều tra, thống kê, hiện trên địa bàn huyện Đắk R’lấp có đến 9.206,6 ha điều; trong đó, diện tích trồng thuần là 1.446,1 ha, điều xen 60 cây/ha là 4.372,9 ha, điều xen dưới 60 cây/ha là 3.387,6 ha (chủ yếu là trồng xen dùng làm cây che bóng cho cà phê).
Với thực trạng trên, Phương án phát triển và chuyển đổi cây điều tại huyện Đắk R’lấp sẽ tập trung thực hiện trên diện tích 5.819 ha (bao gồm 1.446,1 ha điều thuần và 4.372,9 ha điều xen trên 60 cây/ha). Mục tiêu trọng tâm đặt ra là tăng năng suất cây điều và các cây trồng chuyển đổi, xen canh trong vườn điều.
Cụ thể, thâm canh tăng năng suất điều hiện có lên 1,5 tấn/ha; tái canh cây điều ghép đạt năng suất 2 tấn/ha khi vào kinh doanh ổn định; thâm canh cây ca cao trồng xen đạt năng suất từ 1 tấn/ha.
Phương án cũng sẽ thực hiện chuyển đổi từ diện tích điều sang cây ăn quả 220 ha và tái canh 300 ha điều trồng giống ghép tập trung ở các xã Quảng Tín và Đắk Ru; trồng xen ca cao trong vườn điều là 1.300 ha.
Theo thống kê nói trên, diện tích điều của toàn tỉnh hiện trên 24.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện Đắk R’lấp, Đắk Mil, Chư Jút, Krông Nô.
Vào thời điểm cây điều phát triển ồ ạt, dư luận cũng đã đặt câu hỏi là liệu việc chuyển đổi, bố trí cây điều nói trên đối với một số vùng thực sự đã hợp lý, có cơ sở khoa học hay chưa, hay mới chỉ dừng lại ở việc chạy theo phong trào mà không tính đến hiệu quả lâu dài về sau này.
Đơn cử, về vấn đề giống, mặc dù đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo chỉ nên trồng bằng giống điều ghép cao sản, nhưng nhiều nông dân vẫn mua giống thực sinh về trồng vì giá cả rẻ hơn. Sau nữa, việc bố trí diện tích điều trồng mới đối với một số vùng đất vẫn chưa được hợp lý.
Lúc bấy giờ, ngành nông nghiệp cũng đã có hướng dẫn nên phát triển cây điều ở những vùng đất thích hợp, loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt và độ cao dưới 600m so với mặt nước biển, nhưng các địa phương hầu như chẳng chú ý đến vấn đề này.
Rõ ràng, với việc trồng mới điều diễn ra một cách ồ ạt, vượt ngoài tầm kiểm soát của ngành chức năng trong nhiều năm trước đây đã không tránh khỏi những hệ quả như bây giờ…
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao