Hệ thống biofloc tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi
Một nghiên cứu mới đây vừa cho thấy tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và loài cá rô phi được tích hợp trong một hệ thống biofloc là một mô hình nuôi bền vững và đem lại năng suất cao hơn.
Hệ thống tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi
Công nghệ Biofloc (BFT) hiện là công nghệ hàng đầu góp phần tăng cường sản xuất tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Mô hình này nuôi tôm ở mật độ thả cao với sự hạn chế thay nước tối thiểu, hoặc không thay nước, điều này làm giảm đáng kể nguồn nước để sản xuất ra sản phẩm so với các hệ thống bán thâm canh.
Tuy nhiên, nuôi tôm/cá trong hệ thống biofloc có thể gặp một số trở ngại, đặc biệt là nồng độ chất rắn được tạo ra cao. Sự tích tụ quá mức của chất rắn lơ lửng trong nước có thể làm giảm sự phát triển của tôm và do đó các chất thải rắn này cần phải được loại bỏ khỏi hệ thống. Tuy nhiên, các chất rắn được loại bỏ là những chất thải giàu nitơ và phốt pho… nếu không tận dụng nó sẽ gây sự lãng phí cũng như sự ô nhiễm môi trường.
Đối mặt với những trở ngại này, việc sử dụng hệ thống Integrated multi-trophic aquaculture (IMTA) hay còn gọi là hệ thống đa năng tích hợp giữa tôm và cá có thể dẫn đến sự phát triển tốt hơn của tôm thẻ chân trắng được nuôi trong hệ thống BFT. Nghiên cứu trước đây cho thấy việc nuôi tôm ghép với cá rô phi sẽ đạt kết quả tốt hơn ao nuôi tôm đơn như tôm đạt kích cỡ lớn, tỷ lệ sống, năng suất tôm cao; bên cạnh đó còn thu được cá rô phi với năng suất 923kg/ha/vụ (Tiền Hải Lý, 2006). Do đó, Moisés Angel Poli và cộng sự 2018 đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá sự tích hợp của 2 loài là tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vanammei và cá rô phi Oreochromis niloticus trong hệ thống biofloc.
Hệ thống biofloc tích hợp nuôi cá rô phi và tôm thẻ chân trắng
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả các mật độ thả khác nhau của cá rô phi (Oreochromis niloticus) tích hợp với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vanname), được nuôi 57 ngày trong hệ thống biofloc. Các bể chứa có thể tích 1000L ( chứa 800L nước) để nuôi tôm và một bể 100L khác ( chứa 90L nước) để nuôi cá rô phi và hệ thống này được đặt trong nhà kính.
Nước được tuần hoàn vào bể cá rô phi thông qua một máy bơm chìm (650L/h) còn nước ở bể cá rô phi được đưa trở lại bể tôm nhờ trọng lực (Ảnh/https://www.sciencedirect.com)
Hiệu suất của cả hai loài nuôi và hiệu quả sinh thái của hệ thống đã được đánh giá. Tôm được nuôi với mật độ 311 con/m3 và cá rô phi được nuôi với 4 mật độ khác nhau: 0, 8, 16 và 24 con mỗi bể (thể tích 90L). Trọng lượng ban đầu lần lượt là 4,8 ± 0,1g và 9,6 ± 0,1g đối với tôm và cá.
Tôm được cho ăn theo bảng thức ăn, cá được cho ăn 1% sinh khối cá để kích thích cá rô phi tìm kiếm thức ăn trong biofloc.
Kết quả:
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa trọng lượng tôm trung bình (14,9 ± 0,6g) và tỷ lệ sống (93,0% ± 1,0%). Tương tự, cá rô phi thu được trọng lượng trung bình cuối cùng là 61,9 ± 3,8g và tỷ lệ sống là 91,1 ± 7,9%.
Tổng năng suất cao hơn dựa trên sự gia tăng mật độ cá. Có thể tăng năng suất lên tới 31,2% khi nuôi kết hợp 2 loài trong cùng hệ thống. Sự thu hồi của N và P trong hệ thống biofloc có kết hợp nuôi cá rô phi tăng lần lượt 27,9% và 22,03%.
Lượng bùn tạo ra trên mỗi sinh khối vật nuôi cũng giảm đi khi mật độ cá tăng. Ngoài ra, việc giảm lượng bùn: tỷ lệ sinh khối và khả năng thu hồi nitơ và photphor cao hơn đã làm tăng tính bền vững của việc nuôi tôm thẻ trong hệ thống biofloc. Và cũng chứng minh tính khả thi của việc tích hợp tôm thẻ và cá rô phi trong một hệ thống.
Mô hình nuôi kết hợp tôm và cá rô phi ở Việt Nam đã được ứng dụng và phát triển ở các dạng khác nhau như: nuôi cá rô phi tận dụng nước nuôi tôm, nuôi cá rô phi trong ao lắng/lọc hay nuôi kết hợp. Ngoài việc nuôi cá rô phi trong lồng lưới đặt trong ao tôm thì nghiên cứu này cung cấp cho người nuôi một hệ thống biofloc tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi có thể áp dụng để tăng năng suất và tính bền vững của nuôi trồng thủy sản.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao