Khoai lang Hiệu Quả Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang

Hiệu Quả Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang

Publish date Tuesday. April 22nd, 2014

Hiệu Quả Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang

Khoai lang không kén đất nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH 5 – 6. Với yêu cầu của khoai lang như vậy nên bón phân lân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.

Khoai lang nếu trồng ở điều kiện sản xuất bình thường năng suất có thể đạt từ 16 – 25 tấn củ/ha và 10 – 15 tấn thân lá, trong thời gian ngắn từ 70 – 80 ngày, nếu trồng trong điều kiện được thâm canh trồng đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là phân kali sẽ đạt năng suất cao từ 30 – 40 tấn củ và 15 – 30 tấn thân lá/ha.

Khoai lang không kén đất nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH 5 – 6. Với yêu cầu của khoai lang như vậy nên bón phân lân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.

Phân lân nung chảy có tính kiềm phù hợp với vùng đất chua, có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, không làm cho đất chai cứng như các loại phân hoá học khác. Phân lân Văn Điển sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây trồng của Việt Nam- lúa, ngô, khoai lang, sắn, đậu, lạc, các loại rau, các cây công nghiệp như cao su, bông, cà phê, hồ, tiêu, mía, dứa, dâu tằm,…

Cây trồng được bón phân lân Văn Điển không những mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt mà còn tăng khả năng chống chịu bệnh, chịu hạn, chịu rét và chống đổ. Phân lân Văn Điển ngoài lân còn có các chất trung và vi lượng: P2O5 (lân): 15 – 17%, CaO (canxi – vôi): 28 – 34%, MgO (manhe): 15 – 18%, SiO2 (silic): 24 – 30% và các chất vi lượng: Bo, mangan, đồng, kẽm, sắt,…

Sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển có thể kết hợp hoặc thay thế bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho cây khoai lang cũng rất tốt. Do sản xuất dựa trên nền phân lân Văn Điển nên phân đa yếu tố NPK Văn Điển mang đầy đủ các ưu điểm của phân lân Văn Điển và đặc biệt thích hợp cho các loại đất bạc màu, đất chua mặn vì có tính khử chua, trị mặn. Bón các loại phân của công ty cổ phần phân lân Văn Điển sẽ không phải bón thêm vôi bột.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho khoai lang có 2 loại- phân bón lót và phân bón thúc. Phân bón lót NPK: 4.12.7 thành phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng: N (đạm): 4%, P205 (lân): 12%, K20 (kali): 7%, S (lưu huỳnh): 2%, MgO (manhe): 8%, CaO (canxi): 16%, SiO2 (silic): 15% và các chất vi lượng như: B (Bo), Mn (mangan), Zn (kẽm), Cu (đồng), Co (coban)… Phân bón thúc NPK 9.9.12 với thành phần dinh dưỡng: N: 9%, P205: 9%, K2O: 12%, S: 2%, MgO: 7%, CaO: 12%, SiO2: 9% và các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co…

Ở miền Bắc nơi trồng khoai lang nhiều là tỉnh Bắc Giang, diện tích năm 2013 gần 5.000ha. Đất ở Bắc Giang là đất cát pha, bạc màu, đất chua nghèo dinh dưỡng nhất là nghèo lân và kali. Ông Hoàng Tiến Hùng- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà chia sẻ: “Diện tích khoai lang hàng năm cả huyện trồng khoảng 1.000ha. Phân NPK Văn Điển sử dụng còn ít do dân chưa hiểu nhiều về loại phân này nhưng những nơi đã sử dụng thì thấy có hiệu quả vì phù hợp với đất chua”.

Về số lượng phân và cách bón cho khoai lang như thế nào để có hiệu quả: Bón lót cho 1 sào Bắc Bộ (360m2): Phân chuồng: 200 – 300kg, 15 – 20kg phân Văn Điển đa yếu tố NPK 4.12.7. Bón phân chuồng, cùng với phân NPK vào rạch luống lấp đất mỏng kín phân, đặt dây giống. Bón thúc: Phân Văn Điển đa yếu tố NPK 9.9.12, bón 1 sào: 8 – 10kg. Bón khi khoai lang ngả ngọn bò kết hợp với vun luống. Khoai lang được bón phân Văn Điển đa yếu tố NPK sẽ cho củ to, ít mắt, vỏ nhẵn, hàm lượng đường, bột cao, lượng nước ít nên bảo quản được lâu, tránh được hiện tượng nhăn vỏ khi để lâu, cây khoẻ, ít sâu bệnh.

Vùng trồng khoai lang lớn nhất cả nước là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2013 vùng này trúng mùa khoai lang với diện tích 20.269ha, năng suất 24 tấn/ha. Bình quân mỗi ha thu: 70 – 90 triệu đồng, lãi ít nhất 50 triệu đồng/ha/vụ. Các giống trồng phổ biến là khoai lang bí, khoai lang trắng, khoai lang sữa và khoai lang tím Nhật.

Vĩnh Long là tỉnh có diện tích khoai lang lớn nhất vùng ĐBSCL, năm 2013 diện tích khoai lang 9.857ha. Nơi đây chủ yếu trồng khoai lang tím Nhật, cho năng suất: 30 – 36 tấn/ha nhưng hiệu quả kinh tế cao gấp đôi các giống khác vì bán giá cao. Ông Dương Hữu Phước- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân cho biết: “Diện tích khoai lang năm 2013 cả huyện trồng 8.000ha. Đất trồng khoai lang chủ yếu trên đất luân canh với lúa. Đất ở đây là đất sét pha thịt có bị nhiễm phèn.

Do ở xa nên việc sử dụng phân lân Văn Điển và phân NPK Văn Điển còn ít nhưng sử dụng thấy có hiệu quả nhất là nơi đất nhiễm phèn, năng suất tăng rõ rệt, tỷ lệ củ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao hơn”.

Ông Nguyễn Văn Tua- Chủ nhiệm HTX NN Thành Đông và ông Phan Văn Tiệp- cộng tác viên khuyến nông xã Thành Trung cùng có chung nhận xét: “Do đất ở đây là đất nhiễm phèn phải bón vôi nên mặc dầu việc sử dụng phân lân và phân NPK Văn Điển còn ít nhưng có hiệu quả vì trong phân có tỷ lệ lân và vôi cao. Bón phân Văn Điển khoai lang dây mập, lá tốt bền, củ to, vỏ củ đẹp hơn”.


Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang Bón Phân Văn Điển Cho Cây Khoai Lang Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5 Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5