Tôm thẻ chân trắng Hiệu quả nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học

Hiệu quả nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học

Publish date Friday. August 7th, 2015

Hiệu quả nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học

Cụ thể, tại huyện Năm Căn, Cái Nước và Phú Tân, năng suất tôm nuôi đạt hơn 400 kg/ha/vụ nuôi; huyện Trần Văn Thời, U Minh, TP Cà Mau, năng suất hơn 350 kg/ha/vụ nuôi; huyện Thới Bình và Ðầm Dơi, người nuôi đang thả nuôi, chưa có kết quả cụ thể, nhưng tôm nuôi đang phát triển tốt.

Theo Hội Nông dân huyện Thới Bình, việc nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học bước đầu đạt hiệu quả rất tốt, góp phần giảm các loại hóa chất, thuốc kháng sinh, tạo sản phẩm tôm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Cùng đó, người nuôi giảm chi phí sản xuất 10 – 20% so cách nuôi thông thường; sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp cải thiện màu nước, ổn định pH, cân bằng hệ sinh thái, làm giảm các độc tố, giảm lượng vi khuẩn có hại trong ao nuôi, tăng sự hòa khí ôxy tan vào nước; giúp tôm nuôi có nhiều thức ăn và tiêu hóa tốt, đáp ứng miễn dịch, tăng khả năng kháng bệnh cho tôm, giảm số lần thay nước trong suốt quá trình nuôi.

Trong thời gian tới, để người nuôi được tiếp cận với mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, ngành chức năng sẽ thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn quy trình nuôi, từng bước giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi cho người nuôi tại các địa phương trong tỉnh.

Tags: hieu qua nuoi tom bang che pham sinh hoc, che pham sinh hoc, thuoc thuy san, nuoi trong thuy san


Related news

Bước đột phá giúp chống lại các siêu vi khuẩn kháng thuốc Bước đột phá giúp chống lại các siêu… Quản lý thức ăn cải thiện lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh Quản lý thức ăn cải thiện lợi nhuận…