Tôm thẻ chân trắng Hiệu quả vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh

Hiệu quả vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh

Publish date Tuesday. June 2nd, 2015

Hiệu quả vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh

Nằm trong vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh, hộ ông Trần Văn Dũng ngụ tại ấp Giồng Xoài xã An Đức đã thực hiện thành công mô hình nuôi tôm an toàn dịch bệnh. Mô hình không chỉ đạt hiệu quả về sản lượng mà còn đảm bảo yêu cầu về chất lượng tôm thịt, đồng thời giúp bảo vệ môi trường nuôi. Thành công của mô hình đã tạo bước ngoặc quan trọng cho ngành nuôi tôm biển tại Ba Tri.

Năng suất tôm nuôi theo quy trình cao hơn việc sản xuất thông thường gần 5 tấn mỗi hecta.

Hộ ông Trần Văn Dũng đã sử dụng 1.200 m2 mặt nước trong diện tích 25.000 m2 khu nuôi tôm công nghiệp của gia đình để thực hiện mô hình nuôi tôm an toàn dịch bệnh. Giống được ông chọn nuôi là tôm thẻ chân trắng. Đây là quy trình nuôi hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh, chỉ sử dụng vi sinh để làm sạch môi trường và cho tôm nuôi ăn thức ăn tăng sức đề kháng, phòng trừ bệnh hại. Ông Dũng cho biết: Thực hiện quy trình nhận thấy tảo ổn định, tôm khỏe mạnh, nhanh lớn, đã làm gia đình an tâm, tin tưởng vào hiệu quả của quá trình đầu tư thực hiện quy trình này.

Ông Trần Văn Dũng cho biết thêm về kỹ thuật nuôi: Trước khi vào vụ nuôi, ao được tháo cạn nước và tiến hành nạo vét hết chất thải lắng đọng của các vụ nuôi trước ở đáy ra khỏi ao. Sau đó phơi khô đáy ao cho đến khi đất nứt mới cày lật nền đáy ao phía dưới lên kết hợp với rãi vôi. Sau khi phơi khô thì đầm nén đáy ao lại như cũ trước khi lấy nước vào ao.  Nước cấp vào ao luôn đạt ở mức từ 1,2m trở lên. Nước được xử lý diệt trùng bằng một số loại chất khử trùng nhằm loại bỏ mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi. Tôm giống thả nuôi có kích cỡ đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn. Trong quá trình nuôi, việc quản lý thức ăn và cách thức cho ăn là một trong những yếu tố quan trọng. Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn rất mạnh nên cần phải đảm bảo lượng thức ăn.

Qua thực hiện mô hình cho thấy thấy, quy trình có tác dụng làm môi trường ao nuôi trong sạch, khống chế vi khuẩn gây bệnh cho tôm nuôi. Kết quả mô hình đạt khá cao. Sau 75 ngày nuôi, mô hình nuôi tôm biển của ông Trần Văn Dũng đã cho thu hoạch với kích cỡ tôm 52 con/kg. Tổng sản lượng tôm trong mô hình đạt 1,85 tấn. Năng suất đạt 15,5 tấn/hecta, cao hơn diện tích sản xuất thông thường gần 5 tấn/hecta.

Từ thành công bước đầu mô hình nuôi tôm an toàn dịch bệnh của hộ ông Trần Văn Dũng, trong vụ nuôi sắp tới, huyện Ba Tri sẽ vận động nhân dân mở rộng vùng nuôi. Được biết, hình thức nuôi này đã được áp dụng ở nhiều nơi và đạt hiệu quả khá cao.

Đây là hình thức nuôi cải tiến thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, đặc biệt là không làm suy thoái vùng nuôi, giúp người dân sản xuất liên tục nhiều năm với hiệu quả ổn định. Việc xây dựng vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh không chỉ giúp người nuôi đạt hiệu quả về năng xuất, sản lượng, chất lượng tôm thịt mà còn hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung để có thể nâng cao giá thị sản phẩm. Đồng thời hướng đến việc xây dựng vùng nuôi an toàn, thân thiện với môi trường và cung cấp được hàng hóa an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tags: an toan dich benh, nuoi tom bien, nuoi tom


Related news

Hiệu quả bước đầu từ mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm Hiệu quả bước đầu từ mô hình ứng… Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm, cua bãi bồi ven sông Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm, cua…