Hội thảo Mô hình luân canh mè trên đất trồng lúa
Được biết, mô hình luân canh lúa-mè nêu trên nhằm giới thiệu, hướng dẫn cho bà con nông dân áp dụng quy trình trồng mè trên nền đất lúa vào vụ Xuân-Hè có khả năng tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Tham dự hội thảo có hơn 50 đại biểu là lãnh đạo UBND huyện, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật, HTX Tiên Tiến, lãnh đạo và bà con nông dân 3 xã Bình Hòa Trung, Bình Hòa Tây, Bình Thạnh.
Tại hội thảo, ông Huỳnh Văn Lâm-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Mộc Hóa, báo cáo lại kết quả thực hiện mô hình. Kế đến, các đại biểu tham quan ruộng trồng mè của ông Huỳnh Văn Cư để đánh giá thực tế sự sinh trưởng và phát triển của cây mè. Theo ông Cư và nhân viên kỹ thuật, ước tính năng suất mè thu hoạch nay mai có thể đạt 900 - 1000 kg/ha và với tổng chi phí đầu tư cả vụ là 15.200.000 đồng thì nếu bán 900kg mè/ha với giá 40.000 đồng/kg như hiện nay thì một ha mè mang lại lợi nhuận trên 20 triệu đồng.
Ông Lâm Hòa Xứng - Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa cho biết chủ trương và chính sách của huyện rất ủng hộ và khuyến khích bà con nông dân nên áp dụng mô hình luân canh mè trên nền đất lúa vì vừa tránh tình trạng độc canh lúa mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân theo đúng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nhà nước.
Xa hơn nữa, việc luân canh mè còn giúp cải tạo đất, cắt đứt nguồn sâu bệnh gây hại lúa nên có giá trị bền vững. Lãnh đạo huyện cũng cho biết thêm, ngoài sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn thì phía địa phương đang nghiên cứu chính sách hỗ trợ vật chất và xúc tiến thương mại để giúp bà con nông dân an tâm đầu tư mở rộng mô hình luân canh lúa-mè trong thời gian tới.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao