Tin nông nghiệp Hồng Đà Lạt sấy bằng công nghệ Nhật Bản ruột đặc quánh, mật ngọt

Hồng Đà Lạt sấy bằng công nghệ Nhật Bản ruột đặc quánh, mật ngọt

Author Thạch Thảo, publish date Saturday. December 26th, 2015

Hồng Đà Lạt sấy bằng công nghệ Nhật Bản ruột đặc quánh, mật ngọt

Hồng Đà Lạt dùng để sấy khô theo công nghệ Nhật Bản là hồng trứng và hồng vuông.

Việc đầu tư xây dựng xưởng theo công nghệ Nhật Bản không tốn kém, phức tạp.

Thông thường, khu vực sấy hồng có thể được thực hiện trong nhà mái tôn hoặc nhà kính, đảm bảo thông thoáng, có ánh nắng mặt trời chiếu vào nhưng phải ngăn mưa, sương.

Để có được chất lượng tốt nhất, gia đình bà Đặng Thị Thu Vân ở đường Khe Sanh, phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) phải chọn những trái hồng to, tươi ngon gọt sạch vỏ trước khi sấy.

Bước tiếp theo là cho hồng vào máy sấy để làm khô lớp nước bên ngoài trong vòng 2 tiếng đồng hồ.

Khi đã ráo nước, trái hồng được móc vào móc nhựa, treo thành từng dây dài khoảng 1,2 m.

Xưởng sấy hồng theo công nghệ Nhật Bản được vệ sinh sạch sẽ, người ra vào buộc phải mặc trang phục bảo hộ để cách ly mầm bệnh có thể lây nhiễm vào sản phẩm.

Hồng được sấy bằng nắng, gió tự nhiên có thêm quạt hỗ trợ.

Theo bà Vân, làm hồng theo phương thức này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Nếu sấy đúng vào thời điểm mưa kéo dài, hoặc nóng ẩm thất thường, độ nóng không đạt thì hồng sẽ bị chảy nước, lên men.

20 ngày sau khi sấy, hồng đạt được độ khô, teo nhỏ, trong ruột đặc quánh mật ngọt.

Đặc điểm nổi trội của hồng sấy khô theo công nghệ Nhật Bản là mềm, dẻo, giữ được độ ngọt, thơm ngon tự nhiên.

Hiện giá bán loại hồng này 300.000-350.000 đồng/kg.

Thị trường tiêu thụ chính là Đà Lạt và TP HCM.Sau khi được đóng bao, hồng sấy được cho vào máy hút chân không để bảo quản được lâu, tăng độ mềm dẻo cho sản phẩm.

Nhờ được sấy theo công nghệ tiên tiến này mà chất lượng hồng Đà Lạt được nâng lên rõ rệt, người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Du khách đến cơ sở sấy hồng tham quan trực tiếp và mua sản phẩm.

Đây là năm thứ 3 gia đình bà Vân làm hồng khô theo công nghệ Nhật Bản.

Riêng năm nay, sản lượng hồng sấy thành phẩm đưa ra thị trường ước khoảng 1,2 tấn.

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chủ tịch UBND phường 10, TP Đà Lạt cho biết, đã có thời gian người trồng hồng tại địa phương phá bỏ loại cây này vì không thể cạnh tranh được với hồng Trung Quốc.

Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây không ai phá bỏ hồng nữa.

Hiện phường 10 có trên 100 ha hồng, tập trung chủ yếu ở Trại Hầm, Khe Sanh.

“Hơn hai năm nay, từ khi tiếp cận phương thức sấy hồng theo công nghệ Nhật Bản, chất lượng sản phẩm đã được nâng lên rõ nét, được thị trường ưa chuộng.

Bây giờ, hồng Đà Lạt sấy khô đã đánh bật hồng Trung Quốc”, ông Sỹ cho biết


Người chăn nuôi VN đang phải còng lưng vỗ béo cho ai Người chăn nuôi VN đang phải còng lưng… Bị hiểu sai sau khi tố cáo chất cấm Bị hiểu sai sau khi tố cáo chất…