Hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc Bào Ngư cho người dân - Phần 1
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC.
1. Phân bố.
Các loài Bào ngư phân bố rộng khắp thế giới nhưng chúng phát triển phong phú về số lượng ở vùng ôn đới.
Bào ngư thích sống ở vùng biển cạn, môi trường nước xáo động mạnh và hàm lượng oxy hòa tan cao.
Vì vậy, chúng thường phân bố ở nền đáy cứng, trên các mõm đá.
Bào ngư không phân bố ở các vùng cửa sông bởi vì cửa sông nồng độ muối thấp, có nhiều bùn, nhiệt độ cao và oxy hòa tan thấp.
Bào ngư thích nghi trong khoảng nhiệt độ từ 10-35oC và nồng độ muối từ 25-35%o.
Ở Việt Nam Bào ngư phân bố ở đảo Cô Tô, Hạ Long, các đảo ở Bắc và Trung Bộ.
Ở Nam Bộ Bào ngư có ở đảo Phú Quốc.
2. Phương thức sống.
Phương thức sống của Bào ngư có liên quan đến cấu tạo của chân.
Bào ngư dùng chân để bò từ nơi này đến nơi khác giống như những loài ốc khác.
Nhưng chân của Bào ngư không thích hợp để bò hoặc bám trên cát.
Trên mặt cát chùng dể bi lật ngửa và dể bị địch hại tấn công.
Vì vậy, chỉ thấy Bào ngư phân bố ở vùng đáy đá.
Khi gặp kẻ thù, Bào ngư dùng chân bám chặt trên đá và hạ thấp vỏ xuống để che đậy phần cơ thể và chân.
Chân của bào ngư có thể bám chắc trên đá, khi chúng nhận thấy bị đe đọa thì chúng bám rất chắc và khó có thể tách chúng ra khỏi mặt đá.
Bào ngư sợ ánh sáng nên chúng thường ẩn nấp trong các hốc đá vào ban ngày và ban đêm thì bò ra để tìm mồi.
3. Thức ăn.
Bào ngư là loài ăn thực vật.
Thức ăn của Bào ngư thay đổi theo giai đoạn phát triển.
Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống thì ấu trùng của Bào ngư sống trôi nổi.
Chúng dường như không ăn trong giai đoạn ấu trùng.
Ở Mỹ người ta đã thành công ương ấu trùng trong nước vô trùng (sterile water).
Tuy nhiên, theo qui trình truyền thống của Nhật Bản thì ấu trùng Bào Ngư được ương trong môi trường có cung cấp tảo sống và cho kết quả tốt hơn.
Một nghiên cứu khác cho rằng ấu trùng có thể hấp thu chất dinh dưỡng trực tiếp từ môi trường ngoài cho hoạt động sống của chúng.
Khi kết thúc giai đoạn ấu trùng phù du chúng chuyển sang sống bám.
Ấu trùng bám dùng lưỡi sừng để cạp các tảo san hô (coralline) hoặc lớp chất nhầy trên bề mặt đá (slime) lấy thức ăn.
Chất nhầy trên mặt đá bao gồm các tảo đơn bào và vi khuẩn tạo thành.
Giai đoạn trưởng thành thức ăn của Bào ngư là rong biển (seaweed).
Bào ngư thích ăn rong đỏ (red algae), loại rong nâu (pown algae) và vài loại rong lục (green algae).
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của bào ngư.
Ở 8oC bào ngư không bắt mồi, 12oC bào ngư ăn với lượng thức ăn là 6% trọng lượng cơ thể, 20oC bào ngư ăn với lượng bằng 15% trọng lượng cơ thể.
Bào ngư ăn nhiều rong nâu Laminaria (53%), một ít rong lục (6% Ulva, 2% Porphyra).
Bào ngư bắt mồi tích cực về đêm, đặc biệt là lúc mặt trời sắp lặn và sắp mọc.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao