Nuôi chồn Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phân Loại, Phân Bố

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phân Loại, Phân Bố

Author NN, publish date Thursday. September 1st, 2016

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phân Loại, Phân Bố

Chồn hương thân thon dài, chân ngắn, đầu và mõm nhọn.

Lông màu xám đen và có khoang màu trên cơ thể.

Dọc sống lưng có các vệt xám đen sọc dưa, xếp thành hàng chạy từ vai đến mông.

Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7 vòng đen.

I. Phân Loại, Phân Bố

– Chồn hương hay cầy vòi hương (có nơi còn gọi là chồn mướp, ngận hương) thuộc bộ thú ăn thịt (canrivora), họ cầy (viveridae).

Tên khoa học là Vivericula indica (theo desmarest, 1817).

– Hiện nay có khoảng trên 200 chủng loại chồn khác nhau, riêng chồn hương là đặc biệt nhất vì ở dưới bụng của con đực, giữa hậu môn và dương vật có một túi xạ, phần giữa túi có 2 lỗ thông, phía bên trên phủ đầy lông, đồng màu với lông trên bụng chồn.

Trong túi xạ, có các tuyến xạ tiết ra chất xạ hương sánh đ8ạc như mật ong, có màu nâu đỏ, có mùi thơm nồng.

Trong thành phần của xạ có ammoniac, tinh dầu, rất nhiều muối khoáng và các thành phần hợp chất hương hữu cơ.

Đây là chất xạ của con đực để dẫn dụ con cái vào mùa sinh sản.

– Chồn hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, chồn hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du.

– Trong tự nhiên, chồn hương sinh sống trong các khu vực rậm có hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi…

Bản tính tự nhiên của chồn hương là hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối đến nửa đêm) và thường sống đơn độc.


Nuôi chồn hương Nuôi chồn hương Nuôi Chồn Hương Sinh Sản Nuôi Chồn Hương Sinh Sản