Tin thủy sản Hướng dẫn kỹ thuật và một số lưu ý khi nuôi cá vụ 3

Hướng dẫn kỹ thuật và một số lưu ý khi nuôi cá vụ 3

Author Tạ Quang Sáng, publish date Monday. December 9th, 2019

Hướng dẫn kỹ thuật và một số lưu ý khi nuôi cá vụ 3

Trong những năm gần đây biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp nắng nóng kéo dài đã làm cho mực nước tại các con sông và hồ đập nuôi thủy sản xuống thấp, khô cạn khiến hoạt động nuôi thủy sản bị ảnh hưởng. Để nuôi cá ruộng lúa vụ 3 và cá hồ đập nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân trên một đơn vị diện tích canh tác, cần lưu ‎ý một số nội dung sau:

Nuôi cá lồng hồ ở Nghệ An. Ảnh Báo Nghệ An

1. Hình thức nuôi cá ruộng vụ 3.

- Yêu cầu ruộng nuôi cá:  

+ Phải có hệ thống cấp thoát nước tốt, có đăng chắn giữ cá không để cá thoát ra ngoài và ngăn chặn cá tạp vào ruộng. Bờ vùng, bờ thửa chắc chắn, không bị xói lở và ngập nước vào mùa mưa, đất ruộng không quá chua phèn. 

+ Bờ ruộng phải cao hơn mức nước trong ruộng 0,5m, rộng 0,5m và có đường tràn phù hợp với diện tích vùng nuôi để đề phòng ngập lụt.

- Chuẩn bị ruộng nuôi cá:

+ Sau khi thu hoạch lúa, tiến hành tôn cao bờ thửa để chống thất thoát cá, dọn sạch cây rác bẩn và lấp hết hang hốc, tu sửa bờ đảm bảo chắc chắn không bị rò rỉ nước. 

+ Sau khi gặt lúa cần bón phân vô cơ với lượng 1,5-2kg/sào kết hợp với phân chuồng hoặc phân xanh với lượng 150 – 200 kg/sào để lúa chét phát triển tạo nguồn thức ăn cho cá trắm cỏ và thức ăn tự nhiên cho các loài cá khác.

+ Dùng vôi bột với liều lượng 50 – 70 kg/sào để diệt mầm bệnh, diệt cá tạp và ổn định pH.

+Hiện nay chuẩn bị mùa mưa vì vậy người dân cần chủ động đắp bờ lấy nước và tích trữ nước, đặc biệt đối với các ruộng nuôi không chủ động nguồn nước nhằm tránh tình trạng thiếu nước như các năm về trước. Nước lấy vào ruộng phải qua lưới lọc, để ngăn chặn rác thải và địch hại vào ruộng nuôi.

- Mùa vụ và thả giống:

+ Mùa vụ:  Thực hiện theo lịch mùa vụ của ngành thông báo. 

+ Con giống và thả giống:

Tùy thuộc vào điều kiện ruộng nuôi và nguồn nước để chọn đối tượng nuôi chính và mật độ nuôi thích hợp.

Mật độ thả: 40 - 60con/sào, kích cỡ 5 – 7 con/kg

- Chăm sóc và quản lý:

+ Định kỳ 5-7 ngày 1 lần bón phân với lượng:

Phân chuồng: 50-75kg/sào

Phân xanh: 25-50kg/sào

+ Thức ăn: Trong quá trình nuôi, ngoài nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có cần bổ sung thêm thức ăn tinh như cám gạo, bột sắn, bột ngô…, thức ăn xanh: bèo, cỏ, lá khoai, lá sắn…để cá lớn nhanh và cho năng suất cao.

+ Thường xuyên kiểm tra bờ ruộng, đăng chắn, cống cấp và thoát nước. Theo dõi tình hình mưa lũ và mực nước trong ruộng để điều chỉnh thích hợp cho cá phát triển tốt.

+ Vào thời điểm giao mùa hay mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh phát triển, sức đề kháng của cá yếu dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, nên bổ sung Vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá và trước khi mưa cần bón vôi quanh bờ để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh và ổn định pH nước nuôi.

 + Thường xuyên có người canh giữ để hạn chế các trường hợp kích điện trong vùng nuôi.

2. Hình thức nuôi cá hồ đập.

- Mùa vụ và thả giống:

+ Mùa vụ:  Thực hiện theo lịch mùa vụ của ngành thông báo.

+ Mật độ 60 – 100kg/ha.

+ Kích cỡ 10 - 25 con/kg.

+ Tỷ lệ ghép và mật độ thả giống tùy thuộc vào khả năng cung cấp thức ăn và nguồn thức ăn sẵn có của mỗi hồ.

- Chăm sóc và quản lý:

+ Ngoài nguồn thức ăn sẵn có trong lòng hồ, cần bổ sung thêm các loại thức ăn sẵn có tại địa phương như lá sắn, cỏ, bã bia, bã sắn, sản phẩm thải chăn nuôi.

+ Có phương án bố trí đăng, lưới phòng khi nước trong hồ đập tăng cao.

*. Nuôi cá ruộng vụ 3 và hồ đập là hình thức nuôi yêu cầu con giống đạt kích cỡ lớn để phù hợp với môi trường nuôi và thời gian nuôi. Để đảm bảo nguồn giống cung ứng đủ cho người nuôi kịp thời vụ, các đơn vị sản xuất, hộ ương nuôi chuẩn bị để có đủ lượng giống đảm bảo về chất lượng, kích cỡ lớn đáp ứng nhu cầu thả nuôi cho người dân.


Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn cho cá biển Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn… Thành công từ mô hình nuôi cá mú Thành công từ mô hình nuôi cá mú