Hướng dẫn thủ tục và phương pháp thực hành dành cho nghiên cứu nuôi trồng thủy sản - Phần 1
1. Nghề chăn nuôi
1.1. Những vấn đề thiết yêu trong chăn nuôi
1.1.1. Cơ sở vật chất
'Cơ sở vật chất' bao gồm ao, mương, bể, lồng và bể nuôi mà động vật được nuôi trong đó. Các nhà khoa học và các điều tra viên, ACEC's và các cơ quan nghiên cứu thủy sản có trách nhiệm đảm bảo rằng các cơ sở được bố trí cán bộ nhân viên, được thiết kế, xây dựng, trang bị, vận hành và bảo trì một cách phù hợp để đạt tiêu chuẩn cao về chăm sóc động vật và đáp ứng các yêu cầu khoa học. Điều kiện tổng thể và việc quản lý các cơ sở phải cho phép duy trì và bảo dưỡng hiệu quả và phù hợp với nhiệm vụ duy trì động vật ở tình trạng sức khỏe tốt.
Hoạt động của các cơ sở
Tất cả các cơ sở chăn nuôi cá phải được vận hành theo hướng tối ưu hóa các điều kiện chăn nuôi cá.
Phải sử dụng mật độ nuôi, máy sục khí và biện pháp quản lý nước thích hợp. Tất cả các cơ sở nên được thông khí; bể và hồ nuôi được khuếch tán không khí hoặc khuếch tán ôxy một cách liên tục và ao nuôi được khuếch tán không khí hoặc được sục khí cơ học bằng bánh guồng hàng đêm trong khoảng 8 giờ/ngày. Lúc nhiệt độ và tỷ lệ cho ăn rất cao hoặc vào những ngày trời u ám, tĩnh lặng thì ao có thể cần được sục khí trong thời gian dài hơn hoặc sục khí liên tục. Các lồng nên được đặt trong ao được sục khí.
Trong các bể tự làm sạch tuần hoàn, dòng nước liên tục được sử dụng để tạo điều kiện loại bỏ các chất rắn và chất thải hòa tan (ví dụ: amoniac) và để bổ sung cho quá trình sục khí. Ví dụ, nếu bể chứa cần tĩnh lại (không chuyển động) trong quá trình xử lý bằng hóa chất thì không nên cho cá ăn và thay nước (10-30%) hàng ngày. Bể chứa nên được đặt dưới mái che hoặc trong một tòa nhà để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp nhằm tạo ra một môi trường có cường độ ánh sáng tương đối thấp. Điều kiện này có lợi cho một số loài (ví dụ như cá tuyết Murray) vì che một phần bể giúp giảm căng thẳng.
Các ao tĩnh cần được quản lý (mật độ thả, sục khí, chất lượng nước, dịch bệnh, cho ăn, v.v.) theo hướng dẫn dành cho các loài cụ thể, ví dụ về kỹ thuật nuôi cá rô bạc đã được công bố (Rowland và Bryant, 1995; Rowland và cộng sự, 2007).
Mật độ thả
Mật độ thả nuôi tối ưu thay đổi theo một số yếu tố bao gồm đơn vị nuôi (ao, bể, lồng), loài, kích cỡ cá, giai đoạn nuôi, chất lượng nước, v.v. Bảng sau đây cung cấp mật độ tối ưu và mật độ cao hơn dành cho các đơn vị khác nhau.
Yêu cầu kiểm soát chất lượng nước nghiêm ngặt hơn, kinh nghiệm nhiều hơn và kéo theo rủi ro cao hơn.
Yêu cầu giám sát
Tất cả các phương tiện nuôi cá và hệ thống hỗ trợ phải được kiểm tra 24 giờ một lần. Những điều cần quan sát bao gồm những thay đổi đối với cơ thể bên ngoài của cá, đặc biệt là bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào, hành vi bơi lội bất thường, hành vi kiếm ăn bất thường, cũng như những thay đổi bất ngờ về tình trạng của nước. Chất lượng nước biến đổi và sức khỏe của cá cần được theo dõi thường xuyên (xem phần sau).
1.1.2. Chất dinh dưỡng và cho ăn
Chế độ ăn thương phẩm có sẵn từ một số nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Úc và nước ngoài dành cho cá biển và cá nước ngọt (bao gồm chế độ ăn cho ấu trùng, cá mới nở, cá giống, cá con và cá trưởng thành). Bất cứ khi nào có thể, khẩu phần ăn cho cá đã chế biến nên được bảo quản càng ngắn hạn càng tốt trước khi sử dụng. Nếu khẩu phần ăn được bảo quản lâu hơn một hoặc hai tháng thì chúng nên được bảo quản ở điều kiện khô mát (<15°C) hoặc đông lạnh. Tại mọi thời điểm, khẩu phần ăn chế biến sẵn phải được giữ khô ráo và thoáng mát. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bị nhiễm nấm nào thì nên loại bỏ khẩu phần ăn đó đi.
Khẩu phần ăn chế biến sẵn phải được sản xuất dựa theo loài mục tiêu, giai đoạn sống và kích thước. Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô bạc đã được xác định và lập công thức khẩu phần ăn thực tế dành cho cá rô bạc (Allan và Rowland, 2002). Cá mồi tươi hoặc đông lạnh hoặc nguyên liệu thực vật hoặc động vật thủy sinh khác thường được sử dụng làm nguồn thức ăn. Chúng thường cần được bảo quản đông lạnh và bảo quản cẩn thận để đảm bảo chúng không bị ô nhiễm và không bị biến chất.
Nên cho cá ăn để tối ưu hóa tỷ lệ sống sót, sức khỏe và tốc độ tăng trưởng. Cần tuân thủ các chiến lược cho ăn thích hợp đối với từng loài (nếu có). Bài hướng dẫn cho cá rô bạc ăn theo khẩu phần ăn hạn chế đã được xuất bản (Rowland và cộng sự, 2001) và đây sẽ là những hướng dẫn hữu ích dành cho những loài khác. Cho ăn quá ít sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, còn cho ăn quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước. Tại thời điểm này, tỷ lệ cho ăn có thể được giảm xuống hoặc tạm ngừng cho ăn cho đến khi chất lượng nước được cải thiện. Cá đang bị kiểm dịch thì không nên cho ăn.
1.1.3. Những biến số chất lượng nước
Những biến số chất lượng nước như độ kiềm, độ cứng, độ dẫn suất và kim loại tương đối ổn định và 'đặc trưng' cho vùng nước mà cá được nuôi dưỡng và phát triển. Nồng độ ôxy hòa tan, độ pH, amoniac và nitrit là những biến số không ổn định bị ảnh hưởng bởi các hoạt động chăn nuôi và có thể thay đổi một cách nhanh chóng. Các biến số quan trọng khác là: nhiệt độ, độ mặn, nitơ, hyđrô sunfua và độ đục. Mỗi loài sẽ có ngưỡng tối ưu riêng đối với mỗi biến số cũng như những giới hạn gây chết. Chi tiết về từng biến số này và tầm quan trọng của chúng đối với hoạt động chăn nuôi và tốc độ tăng trưởng của cá có thể được tìm thấy trong Rowland (1998) và phần lớn bài tóm tắt dưới đây được trích từ ấn phẩm đó.
Nhiệt độ
Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến các quy trình hóa học và sinh học. Cá là loài máu lạnh (poikilothermic) và do đó nhiệt độ nước ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, tăng trưởng, thành thục sinh dục và sinh sản của chúng. Tỷ lệ của các phản ứng hóa học và sinh học tăng gần gấp đôi khi nhiệt độ tăng thêm 10°C. Khi nhiệt độ nước tăng lên thì cá hoạt động tích cực hơn, tiêu thụ nhiều thức ăn hơn, sử dụng nhiều ôxy hơn và lớn nhanh hơn. Tuy nhiên, khi nhiệt độ vượt quá mức giới hạn đối với một loài cụ thể nào đó thì cá trở nên căng thẳng, dễ bị mắc bệnh hơn, có thể ngừng tăng trưởng và có thể bị chết.
Độ mặn
Độ mặn có liên quan đến tổng nồng độ của tất cả các ion hòa tan. Khi độ mặn tăng lên thì khả năng dẫn điện của nước cũng tăng lên, do đó độ dẫn điện thường được dùng để đo hoặc ước tính độ mặn. Nói chung, nước ngọt có độ mặn từ 0-500 mg/L và nước biển hoàn toàn là 35000 mg/L (hoặc 35 g/L; đơn vị đôi khi được trình bày dưới dạng 'phần nghìn', ppt hoặc ‰). Nhiều loài cá nước ngọt bản địa của Úc (chẳng hạn như cá rô bạc, cá rô vàng, cá tuyết Murray và cá trê) có thể chịu đựng được khi tiếp xúc lâu dài với độ măn lên đến ít nhất 5 g/L, trong khi đó nhiều loài sống ở cửa sông (như cá mulloway và cá hồng) có thể chịu đựng được độ mặn xuống thấp gần như 10 g/L. Cá hồi vân, có thể chịu đựng được độ mặn từ 0-35 g/L. Khi thay đổi độ mặn thì nên cho cá điều chỉnh thích nghi từ từ (ví dụ: từ 1-5 g/L/ngày). Muối giúp làm giảm căng thẳng, tăng điều tiết chất nhờn, thúc đẩy quá trình chữa lành da bị tổn thương và tiêu diệt một số loài ngoại ký sinh ở cá nước ngọt.
Nồng độ ôxy hòa tan
Nồng độ ôxy hòa tan là biến số quan trọng nhất và bị hạn chế nhất trong chăn nuôi cá và nuôi trồng thủy sản. Giống như tất cả các loài động vật khác, cá không thể sống mà không có ôxy được và mức độ gây chết chỉ từ dưới 1 mg/L đến khoảng 3 mg/L. Gần (dưới) mức độ gây chết (ví dụ: từ 2-4 mg/L) có thể làm cá căng thẳng, giảm tốc độ tăng trưởng và tăng tính nhạy cảm đối với bệnh tật. Ôxy đi vào trong nước thông qua quá trình khuếch tán tại mặt phân giới giữa không khí và nước và đây là kết quả của quá trình quang hợp khi có thực vật (ví dụ: tảo) trong nước. Đối với các ao và nước tự nhiên thì ôxy hòa tan phải trải qua những biến động đáng kể suốt ngày đêm và theo mùa (xem Rowland 1998). Trong bể nuôi, bể chứa và mương, nồng độ ôxy hòa tan thường được duy trì bằng cách sục khí trong nước bằng máy nén hoặc máy thổi áp suất thấp (thông qua bộ khuếch tán bọt khí hồ cá). Đối với các ao nuôi thì máy sục khí bằng cánh quạt là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để chuyển ôxy từ không khí vào trong nước. Sục khí cơ học tạo ra các dòng chảy và do đó hỗ trợ hòa trộn nước khắp ao.
Độ pH và các-bon đi-ô-xít
Độ pH của nước là thước đo nồng độ ion hyđrô và cho biết nước có tính a-xít (pH < 7), trung tính (pH = 7) hay tính kiềm (pH > 7). Ngưỡng mong muốn của hầu hết các loài cá là độ pH từ 6-9. Độ pH 4 có thể gây chết đối với hầu hết các loài, trong khi đó việc tiếp xúc lâu dài với độ pH trên 10 có thể gây chết người.
Các-bon đi-ô-xít ảnh hưởng đến độ pH bởi vì khí này có phản ứng a-xít trong nước. Thực vật phù du và các thực vật thủy sinh khác loại bỏ khí các-bon đi-ô-xít (và tạo ra khí ôxy) từ trong nước trong suốt quá trình quang hợp vào ban ngày và tất cả các sinh vật hấp thu khí các-bon đi-ô-xít thông qua quá trình hô hấp. Thông thường, ở trong các ao hoặc các thủy vực có tảo bùng phát (thực vật phù du) hoặc có các thảm thực vật thủy sinh khác thì độ pH sẽ tăng lên vào ban ngày (đạt đỉnh điểm vào buổi chiều), sau đó giảm xuống mức thấp nhất vào lúc bình minh. Cũng giống với nhiều biến số chất lượng nước khác, sự tương tác của pH với các biến số khác có thể là điều rất quan trọng. Mối tương quan giữa độ pH với amoniac là một trong những ví dụ rõ ràng nhất (xem phần sau).
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao