Kết duyên bưởi Diễn, nhiều người thu bộn tiền
Nhìn vườn bưởi được trồng thành hàng thẳng đều tăm tắp, cây nào cây ấy lá xanh bóng, sai trĩu quả, chúng tôi thầm nghĩ chắc người đàn ông này phải dành rất nhiều tâm huyết chăm sóc cho vườn bưởi. Vừa làm, ông Mão vui vẻ nói: “Tính đến nay tôi đã có gần 15 năm “kết duyên” với cây bưởi. Với tôi chăm sóc bưởi không chỉ cho thu nhập mà còn tạo niềm vui trong cuộc sống hàng ngày”.
Kể về cơ duyên gắn bó với cây bưởi, ông Mão cho biết, ông vốn quê ở Hà Tây (cũ). Năm 1990, ông di cư lên Tuyên Quang xây dựng vùng kinh tế mới. Trong một lần về quê, được thưởng thức giống bưởi Diễn với tép bưởi ráo múi, khô tay, mọng nước, vị ngọt thanh ông đã nảy ý tưởng mang giống bưởi này về trồng trên đất vườn đồi nhà mình. Nghĩ là làm, ông nán lại quê cũ tìm hiểu kỹ thuật, kinh nghiệm trồng bưởi của người dân.
Lúc đầu ông Mão đưa vào trồng 50 cành chiết bưởi Diễn. Nhờ chăm sóc tốt, đến năm thứ 3 vườn bưởi của ông đã bắt đầu bói quả. Thấy cây ra quả lần đầu nhưng khá sai và chất lượng quả thì ngon tuyệt, ông Mão đã quyết định tăng dần diện tích trồng bưởi Diễn. Ông Mão còn đưa vào trồng thêm giống bưởi Soi Hà. Đây là giống bưởi truyền thống của người dân trên địa bàn huyện Yên Sơn. Tổng diện tích trồng bưởi của gia đình ông lên tới 20 sào. “Với 7 sào trồng bưởi Diễn đang cho thu hoạch, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu hái hàng vạn trái bưởi. Các thương lái vào tận vườn mua, chứ tôi không cần phải đem đi bán lẻ”.
Từ cách làm của ông Mão, nhiều bà con trong xã đã theo gương ông phát hoang đất đồi trồng bưởi và có thu nhập cao từ loại cây này.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao