Khắc phục hiện tượng sốc nhiệt cây cà phê
Vườn cà phê bị sốc nhiệt với biểu hiện vàng lá, rụng trái non. Giải pháp xử lí là phun phân bón lá cung cấp trung, vi lượng cho cây và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để kích thích bộ rễ cân bằng dinh dưỡng.
Cách làm thông minh được nhà vườn Đắk Nông thực hiện giúp cây phục hồi sau 20 ngày áp dụng.
Anh Mai Tuấn Anh ở thôn 10, xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long cho biết: “Khắc phục là bỏ phân vi sinh và rải thuốc chống tuyến trùng rễ, bón phân bón lá để phục hồi lại cây. Đến nay thì xịt được tuần rồi thấy cây bắt đầu hồi phục lại”.
Riêng vườn cà phê của gia đình ông Nông Văn Mân ở cùng xã, sau 20 ngày thực hiện quy trình canh tác theo khuyến cáo của nhà khoa học, cây đã xanh tươi, trái phát triển tốt, hoàn toàn không còn hiện tượng rụng trái.
Trên thực tế, nhiều nông dân vẫn chưa nắm vững kiến thức, cũng như còn bối rối trong thực hành kỹ thuật canh tác, cách chọn và sử dụng phân bón, nhất là việc bổ sung các chất trung, vi lượng cho vườn cà phê trong điều kiện khí hậu không thuận lợi như năm nay.
Anh Đỗ Công Dụng, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, một trong những nông dân có kinh nghiệm trong canh tác cà phê cũng thừa nhận: “Nghe người ta đi hội thảo về người ta nói bón trung, vi lượng vào. Nói vậy thôi chớ mình cũng chưa hiểu rõ trung, vi lượng cho lắm. Chính vì vậy mà mình bón phân cũng không biết trong đất thiếu gì. Kiến thức bón cũng chưa có, bón bị dư phân, có khi thừa chất này mà lại thiếu chất kia...”.
Các nhà khoa học khuyến cáo, để quản lý tốt dinh dưỡng cho vườn cà phê trong giai đoạn hiện nay cần chú ý đến các điểm sau:
- Bón kết hợp hóa học với hữu cơ.
- Bón cân đối NPK và cung cấp đầy đủ trung, vi lượng cho vườn cà phê.
- Kết hợp sử dụng phân bón lá, nhất là thời kỳ nuôi quả.
Việc bón kết hợp phân bón hóa học và hữu cơ, hữu cơ vi sinh có tác dụng vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, vừa cải tạo được đặc tính lý hóa tính, sinh học của đất, đồng thời còn có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng của phân hóa học.
Bón cân đối NPK và ung cấp đầy đủ trung, vi lượng rất quan trọng. Theo đó, ngoài các yếu tố đa lượng như đạm, lân, kali, cây cà phê còn cần các chất trung lượng như lưu huỳnh, can xi, ma nhê, silic và các chất vi lượng như bo, kẽm, đồng...
Đối với các vườn cà phê được thâm canh cho năng suất cao trên 4 tấn nhân/ha trong nhiều năm cần đặc biệt chú ý cung cấp các yếu tố trung, vi lượng cho vườn cây. Do đạt năng suất cao nên sản phẩm cà phê cũng lấy đi rất nhiều các chất đa, trung và vi lượng. Trong đó, có nhiều loại phân hóa học không có, hoặc có rất ít các chất trung, vi lượng. Do vậy, lâu ngày sẽ sinh ra hiện tượng thiếu trung, vi lượng trên vườn cà phê.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất trong quá trình bón phân cho cây cà phê là phải biết được nhu cầu của cây trong từng thời kỳ sinh trưởng như bón lót cho trồng mới, cho thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh… và trong từng giai đoạn nhất định mà sử dụng phân bón hợp lý.
Đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, vườn càng có cây che bóng, thảm phủ mặt đất tốt thì việc ứng phó với bất lợi thời tiết càng tốt. Và bà con cần chú ý, chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây khi vườn đủ ẩm. Vì nếu bón phân khoáng liều cao trong điều kiện ẩm chưa đủ thì tổn thương cây, tổn thương rễ rất dễ xảy ra. Khi cây đã tổn thương thì việc phục hồi sẽ tốn kém.
Công ty CP Phân bón Bình Điền với nhãn hiệu phân bón Đầu Trâu, có Hội đồng Khoa học gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp để xây dựng quy trình canh tác và phân bón cho hầu hết các loại cây trồng trên cả nước.
Riêng với cây cà phê, Hội đồng Khoa học của Bình Điền đã nghiên cứu và xây dựng một quy trình canh tác và bón phân cho cả vụ.
Cụ thể, bắt đầu từ mùa khô, đến đầu, giữa và cuối mùa mưa, với các loại phân bón, phân bón lá, phân hữu cơ. Nếu nông dân áp dụng cả quy trình này thì sẽ rất thuận tiện mà không cần sợ thừa hay thiếu dinh dưỡng cũng như trung, vi lượng cho vườn cà phê. Các loại phân này rất phù hợp, tiện lợi và hiệu quả.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao