Mô hình kinh tế Khắc phục khó khăn tập trung phát triển kinh tế biển

Khắc phục khó khăn tập trung phát triển kinh tế biển

Publish date Friday. October 23rd, 2015

Khắc phục khó khăn tập trung phát triển kinh tế biển

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã làm việc và chỉ đạo huyện Hoài Nhơn khắc phục khó khăn hiện hữu...

Đẩy mạnh khai thác, chế biến

Những năm qua, Hoài Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển và đã thu được nhiều kết quả khả quan.

Đáng chú ý, từ năm 2011 đến nay, khi Nhà nước triển khai các chính sách hỗ trợ về vốn, nhiên liệu, máy móc… cho các tàu cá hoạt động ở vùng biển xa.

Nhờ vậy, ngư dân địa phương đã mạnh dạn cải hoán, đóng mới tàu thuyền, đầu tư trang bị máy móc hiện đại để vươn khơi bám biển khai thác, đánh bắt đạt hiệu quả cao.

Từ đầu năm đến nay, ngư dân đã đầu tư đóng mới 220 tàu cá, công suất bình quân 600 CV/tàu.

Đoàn công tác của tỉnh khảo sát luồng lạch khu vực Cảng cá Tam Quan.

Hiện Hoài Nhơn là địa phương có đội tàu cá hùng hậu nhất tỉnh với 2.401 tàu, tổng công suất 768.568 CV, trong đó có 1.789 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên, thường xuyên khai thác thủy sản ở những vùng biển xa.

Toàn huyện có 303 tổ, đội đoàn kết, mỗi tổ, đội có từ 4-5 tàu hoạt động cùng nghề, cùng ngư trường, hỗ trợ nhau trong việc dò tìm ngư trường, giúp nhau trong hoạn nạn và thay phiên vận chuyển sản phẩm vào bờ để tiêu thụ… Với cách làm này, hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn trước, bà con ngư dân cũng yên tâm hơn khi phải đối mặt với những rủi ro, tai nạn trên biển.

Riêng 9 tháng đầu năm 2015, ngư dân trong huyện đã khai thác được 37.440 tấn thủy sản các loại, đạt 87% kế hoạch năm, tăng 1.425 tấn so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 8.175 tấn cá ngừ đại dương (CNĐD), tăng 1.478 tấn.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản xuất, Hoài Nhơn đã phối hợp với ngành chức năng của tỉnh thực hiện mô hình khai thác, thu mua và xuất khẩu CNĐD theo chuỗi.

Huyện đã quy hoạch diện tích mặt nước tại các xã: Hoài Hải, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc… để sử dụng nuôi tôm và huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi; đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; hạn chế được dịch bệnh phát sinh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Hoài Nhơn cũng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; quy hoạch các khu chế biến thủy sản, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh doanh.

Đến nay, ngoài Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn, trên địa bàn huyện còn có 19 cơ sở chế biến nước mắm, 17 cơ sở chế biến các loại hải sản khô và  trên 150 cơ sở dịch vụ nghề cá các loại.

Nhiều sản phẩm hải sản chế biến của Hoài Nhơn được người tiêu dùng tín nhiệm, đặc biệt là CNĐD xuất khẩu qua Nhật, cá ngừ phi lê hun khói, da cá nhám, khô mực, vi cước cá...

Có thể nói, kinh tế biển đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.

Người dân phấn khởi thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Hiện Hoài Nhơn đã có 2 xã  đạt chuẩn NTM và 3 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM.

Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Tam Quan cũng bị đất cát bồi lấp nhiều diện tích, khi thủy triều xuống, tàu cá của ngư dân bị nghiêng, không đảm bảo an toàn.

Khắc phục khó khăn trước mắt 

Theo Bí thư Huyện ủy Hoài Nhơn Phạm Trương, kinh tế biển của Hoài Nhơn đã có bước phát triển nhưng chưa bền vững.

Cảng cá Tam Quan thuộc xã Tam Quan Bắc là một trong 3 cảng cá lớn của tỉnh, vừa là điểm trú tránh bão của tàu thuyền, vừa là một trong những trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn của tỉnh.

Tuy vậy, do luồng lạch ra vào cảng bị bồi lấp nghiêm trọng, tàu cá công suất lớn ra vào rất khó khăn.

Để khắc phục tình trạng trên, mỗi năm tỉnh và huyện đã đầu tư hơn 1 tỉ đồng nạo vét luồng lạch, nhưng sau đó cát lại bồi lấp trở lại.

Tính từ đầu năm đến nay, có 14 tàu cá của ngư dân bị nạn khi ra vào cảng.

Khu neo đậu trú tránh bão cũng đang bị bồi lấp hơn 2/3 diện tích, nhiều tàu cá không thể vào neo đậu được.

Sau khi đi kiểm tra thực tế, nghe ý kiến góp ý của các ngành chức năng, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã chỉ đạo UBND huyện Hoài Nhơn khẩn trương thuê doanh nghiệp nạo vét luồng lạch ra vào Cảng cá Tam Quan và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, lấy đất cát để san lấp mặt bằng chứ không sử dụng để xuất khẩu, đồng thời thuê đơn vị tư vấn quy hoạch bài bản khu neo đậu, khu dịch vụ hậu cần nghề cá.

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh, huyện cần huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để thực hiện, trước mắt tiến hành nạo vét đất cát bồi lấp ở khu vực Cồn Rớ và xây dựng kè chống sạt lở ở Bãi Dài, làm theo hình thức cuốn chiếu, tạo thành khu dịch vụ hậu cần nghề cá hoặc khu đóng mới tàu cá.

Đối với việc xây dựng mới cầu Thiện Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở GTVT nghiên cứu phương án khả thi nhất, báo cáo cho UBND tỉnh xem xét.


Toàn tỉnh đã xây dựng được 118 cánh đồng mẫu lớn và 51 cánh đồng tiên tiến Toàn tỉnh đã xây dựng được 118 cánh… Chỉ có 36% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tận dụng được FTA Chỉ có 36% doanh nghiệp Nhật tại Việt…