Khái Quát Chung Về Cây Nhãn
1. Đặc điểm của cây nhãn
Nhãn cùng họ với cây vải, chôm chôm, là cây á nhiệt đối và nhiệt đới. Nhãn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhãn là cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, quả nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp.
Cây nhãn có thể cao to từ 10 – l5m (nhãn Bắc). Còn ả trong Nam nhãn da bò có thể cao từ 6-7m (ố Vinh Châu, Sóc Trăng). Nhản lồng thường cao từ 3 - 4m. Ở Tiền Giang nhãn ra hoa từng chùm to, thường là hoa đực và hoa lưỡng tính. Trong đó, hoa nhãn có năm cánh, có màu trắng vàng. Gần đây với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đã giúp cho một số giống nhãn ở Tiền Giang ra hoa cho quả 2 vụ/năm, nhất là giống nhãn lổng.
Về điều kiện ánh sáng nhãn là cây ưa nắng, vĩ vậy nếu bị rợp cây sẽ cho quả ít. Chỉ những cành nhận đáy đủ ánh nắng mới cho quả tốt.
Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm. Tuy nhiên, nhãn thích nhất là đất cát, cát pha, đất cán và đất phù sa ven sông.
Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tế rất cao. Quả nhãn có thể dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị thuốc quý trong Đông y và những món ăn có tính chất đặc sản như chè long nhãn... Hoa nhẫn là nguồn cung cấp cho ong lấy mật có chất lượng cao. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây nhãn cần phải có những biện pháp chăm sóc thích hợp để nhãn cho năng suất cao và chất lượng tốt. Hàng năm cây nhãn cần một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho việc ra hoa và nuôi quả. Nếu không được bổ sung phân bón thường xuyên thì cây dễ bị kiệt sức năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra quả. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng hàng năm cho cây nhãn là rất cần thiết. Việc chăm bón cho cây cần dựa vào các cơ sồ sau:
- Tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây;
- Nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng;
- Mục đích sử dụng phân bón.
Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc nhưng cây ra hoa cho quả chủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%). Bên cạnh đó sổi cành xuân vừa ra lộc, vừa ra hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiều lộc đông thì năm sau cây thường không ra hoa. Chính vi vậy, người trổng nhãn cần tác động kỹ thuật để cây ra nhiều lộc thu mói có cơ hội cho năng suất cao và hạn chế việc ra quả cách năm. Cần định ra các chế độ chám bón khác nhau đối với từng mức độ sinh trưởng của cây và tùy vào tuổi cầy.
2. Giá trị của quả nhãn
Cơm nhãn tươi có tới 12% đưòng, chỉ hơi chua vì có acid tartric. Do đó, nhãn được ưa chuộng nhất trong các loại quả cây. Nhãn ngon nhưng ăn nhiều sẽ thấy trong người nóng.
Vì long nhãn có nhiều đường nên những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhãn.
Theo Đông y nhãn vị ngọt, tính bình, không độc, đi vào hai kinh tâm, tỳ. Nó có tác dụng bổ tâm, tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí. Thường dùng long nhãn cho người ăn uống kém, mất ngủ, hồi hộp.
Nhãn có vị ngon ngọt nên trẻ em rất thích ăn. Tuy nhiên, cần chú ý chì bóc cơm nhãn cho trẻ em, không nên cho chúng ngậm cả quả vì hạt rất dễ lọt vào cổ họng. Nếu gặp trường hợp này cha mẹ không nên hốt hoảng. Hãy dốc ngược trẻ, vỗ mạnh vào vùng lưng trên (phía sau ngực).
Bên cạnh đó, cơm nhãn dùng cho trẻ em ăn rất tốt. Trước hết là cảm giác nhàn ngọt nên dễ ăn, nhân có tính bổ dưõng, kích thích ngon miệng và có tác dụng làm nhuận tràng. Với trẻ ngủ hay giật mình hãy cho ăn nhãn. Vái trẻ sắp mọc răng, cầm miếng cơm nhãn cho trẻ cắn. Nó cần cơm nhãn cho đõ ngứa nướu răng. Mặt khác, nhãn lại có tính an thần làm cho trẻ mọc răng không quấy khóc.
3. Vườn nhãn là địa điểm du lịch lý tưồng
Ngoài giá trị để lấy quả, vườn nhãn còn là nơi dành cho thăm quan, du lịch. Ở nước ta, vùng du lịch nhãn nổi tiếng là vườn nhãn Bạc Liêu.
Có người bảo, giồng cát ven biển Bạc Liêu là do cơn bão năm Thìn đầu thế kỷ 20 làm sóng biển đùn cát tạo thành. Có nhà khoa học lại cho rằng: Có một quy luật của tiến trình lấn biển, cứ vài trăm năm, thiên nhiên lại hình thành một bò biển. Giồng cát đó chính là một bò biển cổ... Tất cả đều chưa được kiểm chứng, chỉ có diêu hiển hiện ra trước mắt chúng tôi là sự thần kỳ của tạo hóa. Bãi biển Bạc Liêu có một bò cát chạy dài mấy chục cây số (tính luôn huyện Vĩnh Châu) như một vành đai phân định rạch ròi giữa đại dương và lục địa. Những ngưòi già bản địa kể rằng: Gần 200 nám trước có người tình cờ tráng cây nhãn đẩu tiên trên đất giồng và tháy nó phát triển một cách xanh tốt và sai trái kỳ lạ.
Từ đó, cây nhãn được nhân ra khấp đất giổng, làm nên một địa danh Giổng Nhãn. Từ thị xă Bạc Liêu, đi ra biển 5km thì thấy một vườn cây cao lớn, xanh um chạy dài. Nếu tính riêng địa phận Bạc Liêu thì Giồng Nhãn dài l0km. Diện tích vườn nhãn là 229ha, sản lượng hàng năm 137.400kg. Còn nếu tính cả huyện Vinh Châu thì Giồng Nhãn dài đến 30km.
Nhãn Bạc Liêu rất thơm, ăn rồi thì vương vấn mãi, đó chính là đặc điểm của đất giồng cát. Ngày xưa, đến mùa nhãn vui lắm. Trai gái cứ thức suốt đêm canh chừng nhãn bằng cách hát hò, đánh thùng, đánh mõ để xua dơi đến ăn nhãn. Sau này, người ta dùng máy đèn hoặc dùng điện để thắp sáng xua dơi. Đêm đêm, vườn nhãn lung linh rực rỡ như một thành phô". Bà con nhà vườn luân phiên đổi công để thu hoạch nhãn, rồi xe đò của Sài Gòn xuống ăn hàng... Không khí cứ rậm rịch sôi động từ đầu tháng 6 cho đến tháng 9 âm lịch. Hầu hết gia đình có vườn nhãn đều giàu lên. Nhà tường, nhà ngói thấp thoáng mọc lên trong vườn nhãn.
Ngày nay, nhãn Bạc Liêu không còn cạnh tranh nổi vối nhãn miệt vườn, nhưng người ta bắt đầu chú ý đến một lợi thế khác của vườn nhãn, đó là du lịch sinh thái. Tỉnh Bạc Liêu được xác định vưồn nhãn là một trọng điểm của du lịch sinh thái nên đã chú ý đầu tư cơ sỏ hạ tầng: Điện lưới quốc gia kéo về tận vườn nhãn và một con lộ thẳng thớm chạy dọc tuyến vườn nhãn đã hình thành.
Đi trên con lộ ấy, du khách có cảm giác rằng không đâu ỏ đất Bạc Liêu lại có một không gian xanh và đẹp đến thế. Nằm ẩn trong một khu vườn xanh bát ngát là nhừng ngôi biệt thự, nhà tường khang trang. Vườn nhãn ồ đây đã có hơn trăm tuổi nên cây rất to và tán lá rất lớn. Hơn nữa, đất giồng lại nằm kể biển nên thiên nhiên đã ban tặng cho vườn nhãn những cơn gió phóng khoáng. Trong vườn lại sực nức mùi nhãn chín ngọt ngào... Tóm lại đó là một không gian rất trữ tình, đến là muôn ngồi tâm sự, đến là muốn thả hồn phiêu diêu mà thừa hưởng sự mát mẻ, trong lành của thiên nhiên.
Có lẽ chính vì thế mà người vườn nhãn bắt đầu chú ý khai thác lợi thế của mình. Nhiều hàng quán trong vườn mở ra... quán nào cũng mắc đầy võng dưới tán nhãn. Trưa nắng mà ra vườn nhãn nằm uống nưốc và tâm sự thì thật thú vị. Người thị xã xem vưòn nhãn là một địa điểm đỉ chơi lý thú. Chiều chiều, họ chở vợ con hoặc trai gái đèo nhau ra đây đổi gió. Đặc biệt là ngày rằm tháng 7, 8 âm lịch và lễ Quốc khánh 2 - 9, có thể nói là những dịp đại lễ ở vườn nhãn.
Ngoài danh tiếng nhẵn Bạc Liêu và cảnh quan đẹp, không khí trong lành, còn có giá trị làm nên sức hút mãnh liệt đó chính là văn hóa của đất giồng. Lịch sử hinh thành đất giồng đã làm nên một điều lạ. Các nhà khảo cứu lịch sử chứng minh rằng người Khmer bản địa xưa có tập quán cư trú trên những giồng đất, giồng cát cao. Sau này người Việt từ miền Trung tiến vào, người Hoa từ Hà Tiên sang hoặc theo ghe Hải Nam từ Trung Quốc đến giáng cùng với người Khmer dựa vào nhau đê sinh tán.
Trong huyết quản hầu hết cư dân đất giồng đang chảy 3 dòng máu Việt - Khmer - Hoa. ở Giồng Nhãn không ít người mù chữ hoặc chỉ biết đọc, biết viết và có thế nói như lặt rau ba thứ tiếng: Việt - Khmer - Hoa. Mỗi tộc người đến đất Giồng Nhãn đều mang theo nét văn hóa của dân tộc mình. Ba dòng văn hóa ấy gặp nhau sinh ra một thứ văn hóa khác, đó là thứ văn hóa hòa hợp và nâng lên từ nhiều nguồn văn hóa.
Người Khmer có tập quán cư trú trên những giồng đất, giồng cát cao và chính họ đã trồng những nông phẩm đầu tiên trên đất Giồng Nhãn Bạc Liêu. Trong các loại cây truyền thống mà ngưòi Khmer trồng có cây khoai môn mà các nhà nông học trên thế giới đã xếp vào phạm trù nông nghiệp khỏi thủy trên đất khô.
Còn người Hoa, Triều Châu, từ Phúc Kiến, Quảng Đông đến mang theo kinh nghiệm trồng rẫy của dân tộc mình, để rồi nơi quê mới họ rất nổi tiếng về nghề trồng rẫy. Người làm rẫy thường tưới rẫy vào giác trưa, trái vối kinh nghiệm cổ truyền của người Việt, người Khmer. ấy vậy mà họ đã tạo ra những vùng rẫy nổi tiếng. Kể từ đó đất giồng Bạc Liêu được bổ sung những nông phẩm rất phong phú như: Rau cần, ngò rí, hành, hẹ, cải tần xại, củ cải...
Và người Việt từ miền Trung hoặc miệt Tiền Giang tiến vào khai phá cũng mang theo kinh nghiệm trồng tỉa của một dân tộc có lịch sử nông nghiệp 4.000 năm vối những giống cây truyền thống của mình như: bầu bí, khoa lang, khoai mì, dưa hấu...
Từ đó vườn nhãn Bạc Liêu và vùng rẫy gần l.000ha tiếp giáp với vườn nhãn hình thành. Từ đầu thế kỷ 20 vùng rẫy này đã là một vùng sản xuất hàng hóa và nông phẩm vang danh ở thương trường Sài Gòn.
Sự phong phú trong văn hóa của Giống Nhãn còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác trong đời sống của cộng đồng cư dân ở đây. Nhà cửa của đất giồng kiến trúc phong phú. Bên này là kiến trúc của người Việt, bên nọ là ngôi nhà ngói đỏ cửa ván của người Hoa. Giồng Nhãn có chùa cỏn người Việt, có miếu thờ ông Bổn của tigưởi Hoa vố có chùa của người Khmer. Đồng thời lại có chùa Cá ỏng của cả ba dân tộc, của ván hóa biển, Ở đây ngân nga sâu thảm tiếng chuông chùa lẫn tíống trầm bổng réo rắt thiêng liêng của nhạc ngũ ủm.
Đến vưồn nhãn khách sẽ được chiêm ngưỡng những kiến trúc truyền thông Trung Hoa lẫn những phù điêu, họa tiết theo mô tuýp Na Va có nguồn gốc Ãn giáo của kiến trúc truyền thống Khmer. ở đây cũng có rất nhiểu lễ hội. Vào dịp tết Nguyên đán rồi ra giêng cúng đình, hát bộ là lễ hội của người Việt. Đến khi vườn nhãn sặc sỡ sắc màu, ầm thanh rộn ràng của trống ếch, nhạc ngũ âm.
Vườn nhãn Bạc Liêu còn một lợi thế khác nữa la nằm tiếp giác với ruộng muối Bạc Liêu. Đi trên hương lộ nằm dọc theo vườn nhãn, du khách sẽ được tận mắt quan sát một bên là vưòn nhãn và rẫy Bạc Liêu, một bên là ruộng muối nổi tiếng Nam Kỳ lục tỉnh ngày xưa, vói chất lượng muôi ngang với muối Sa Huỳnh, một loại muối đứng đầu Việt Nam. Ngày xưa đến mùa muối, ghe thương hồ cập bến ố Bạc Liêu đế “ăn muối” và chở đi bán tận Sài Gòn hoặc qua Biển Hồ, Campuchia.
Hiện nay tỉnh Bạc Liêu đã quy hoạch vưòn nhãn Bạc Liêu là một trong những trọng điểm của du lịch sinh thái. Hẳn những người làm công tác du lịch chắc đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết để khai thác các lợi thế của vườn nhãn Bạc Liêu.
Đồng bằng sông Cửu Long là xứ sở của cây ăn trái, trong đó nhãn là loại cây được nhiều tỉnh trồng nhất. Tại Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ đến nay đã trên trăm tuổi. Đây là niềm tự hào của người dân địa phương và còn là điểm thu hút khách phương xa đến tham quan.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao