Mô hình kinh tế Khảo Sát Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Tại Xã An Thạnh Nam

Khảo Sát Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Tại Xã An Thạnh Nam

Publish date Friday. September 20th, 2013

Khảo Sát Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Tại Xã An Thạnh Nam

Lãnh đạo UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa khảo sát và làm việc với 18 hộ dân ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam nhằm bàn biện pháp khắc phục vùng nuôi tôm bị thiệt hại.

Theo số liệu thống kê của địa phương, từ đầu năm đến nay, 39 ha vùng nuôi tôm ở ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam có trên 80% diện tích bị thiệt hại nặng; chủ yếu là do các nguyên nhân: Mầm móng dịch bệnh của những vụ nuôi trước, độ mặn quá cao, hệ thống cấp nước, thoát nước chung làm lây lan dịch... Bên cạnh đó, tôm chết nhiều nhất ở giai đoạn từ 25-35 ngày tuổi, đa phần có những biểu hiện về bệnh gan.

Trong khi đó, một số vùng nuôi gần đó và các xã An Thạnh 3, An Thạnh 2, An Thạnh Đông, Đại Ân 1 và thị trấn Cù Lao Dung lại trúng vụ so với những năm trước. Sau khi khảo sát vùng nuôi tôm bị thiệt hại nặng tại ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, lãnh đạo UBND huyện đề nghị các ngành chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ để hạn chế dịch bệnh, giảm thiệt hại cho người nuôi tôm ở xã An Thạnh Nam.

Lãnh đạo UBND huyện cho rằng tình hình thiệt hại tôm nuôi một phần do ô nhiễm môi trường, mầm móng dịch bệnh của những vụ nuôi trước chưa được tiêu diệt, độ mặn cao, hạ tầng cơ sở phục vụ cấp nước, thoát nước chung nên dễ dẫn tới tình trạng hộ có vuông tôm bị thiệt hại thải nước ra môi trường làm lây lan dịch.

Để hạn chế tình hình dịch bệnh của vùng nuôi tôm tại đây, ngành chức năng, địa phương và bà con nông dân phải phối hợp thực hiện tốt một số biện pháp như: Các hộ dân vùng nuôi tôm phải liên kết lại, thành lập tổ hợp tác để được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, bảo vệ môi trường. Đặc biệt sớm tiêu diệt mầm móng dịch bệnh bằng cách cải tạo phơi ao một thời gian, tiêu diệt các loại cua, còng, cá... trong vùng bị ô nhiễm.

Các hộ nuôi tôm phải thực hiện đồng loạt cải tạo ao, lấy nước, xử lý nước, thả nuôi đồng loạt theo khung thời vụ khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, ngành chuyên môn phân tích làm rõ tác nhân chính gây bệnh để có phương pháp phòng trị hiệu quả, nhằm giúp cho người nuôi tôm khắc phục thiệt hại, hướng tới các biện pháp sản xuất bền vững, hiệu quả cao...


Cần Sớm Thay Đổi Để Làng Nghêu Gò Công Phát Triển Bền Vững Cần Sớm Thay Đổi Để Làng Nghêu Gò… Nông Dân Không Nên Phát Triển Đàn Cá Sấu Nông Dân Không Nên Phát Triển Đàn Cá…