Mô hình kinh tế Khi GAHP thâm nhập vào khu dân cư

Khi GAHP thâm nhập vào khu dân cư

Publish date Tuesday. May 5th, 2015

Khi GAHP thâm nhập vào khu dân cư

Lâm Đồng hiện đang phát triển 4 vùng GAHP trọng điểm trong tỉnh gồm Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lộc với tổng đàn heo 30.675 con, tăng 39,13% so với cùng kỳ năm 2012, đạt quy mô chăn nuôi trung bình 41 con/hộ, tăng 18,53% so với cùng kỳ năm 2013. Qua khảo sát cho thấy: 100% hộ chăn nuôi xác nhận từ khi được tập huấn và áp dụng quy trình GAHP đã thay đổi những thói quen không tốt như: coi thường các biện pháp khử trùng; chuồng trại không sắp xếp gọn gàng, không vệ sinh thường xuyên; trước cửa ra vào khu vực chăn nuôi không có hố khử trùng, tạo cơ hội trú ngụ cho các sinh vậy gây bệnh…

Kết quả theo từng công đoạn thực hành GAHP từ tháng 4/2012 đến nay, tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi đạt các tỷ lệ từ thấp đến cao gồm: 80% ghi chép thông tin để truy nguyên nguồn gốc về hoạt động chăn nuôi; 85% xây dựng và sử dụng hiệu quả hố khử trùng; 98,75% đầu tư và đưa vào vận hành hiệu quả công trình xử lý nước thải; 100% khu vực chăn nuôi định kỳ 1 tháng/lần khử trùng và 3 tháng/lần dọn dẹp cây cỏ, bụi rậm, để trống chuồng khi nuôi lứa tiếp theo; tiêm vaccine phòng chống các bệnh bắt buộc theo hướng dẫn của ngành thú y và tiêm các loại thuốc bổ định kỳ cho đàn heo nái sinh sản; mong muốn được liên kết chặt chẽ hơn nữa với các đối tác liên quan đến hoạt động chăn nuôi như: cơ sở giết mổ, các công ty thu hoặc thương lái thu mua sản phẩm…

Nếu tính trung bình mỗi lứa heo thịt nuôi thông thường từ 5 - 6 tháng thì nuôi theo quy trình GAHP đã giảm từ 5 - 7 ngày, nhưng trọng lượng trung bình vẫn đảm bảo 95kg/con khi xuất chuồng bán. Và nhờ tiết kiệm từ 3 - 7% chi phí nguyên liệu đầu vào (thức ăn cùng các loại dịch vụ, thuốc thú y), giá thu mua đầu ra tăng cao trong một năm vừa qua (từ gần 40.000 đồng/kg lên gần 50.000 đồng/kg), nên lợi nhuận nuôi “heo GAHP” tăng thêm mỗi lứa cho người chăn nuôi khoảng 3,7%.

Tổng cộng lợi nhuận “heo GAHP” Lâm Đồng khảo sát trong 3 năm qua đã vượt lên ở mức từ 5 - 10% tùy theo quy mô của từng hộ chăn nuôi. Riêng trong thời điểm giá quý 4/2014, người chăn nuôi “heo GAHP” Lâm Đồng đạt lợi nhuận trung bình gần 821.000 đồng/con/lứa. Bên cạnh đó, doanh thu từng hố ủ phân và hầm biogas mang lại doanh thu hàng năm không nhỏ cho hộ chăn nuôi “heo GAHP”. Như với quy mô chăn nuôi “heo GAHP” 41 con/hộ vừa nêu trên, mỗi hộ xây dựng một hố ủ phân từ 6 - 12 mét khối, đạt doanh thu hàng năm từ hơn 5,5 - 11 triệu đồng.

Ngoài ra, việc sử dụng khí biogas từ hầm ủ phân làm chất đốt đã giúp cho mỗi hộ chăn nuôi tiết kiệm tiền gas trung bình hơn 310.000 đồng/tháng. Chưa kể một khối lượng phụ phẩm khí sinh học (bã thải, nước thải) được sử dụng thường xuyên làm phân bón khá tốt tươi cho các loại cây trồng của chính người chăn nuôi “heo GAHP” và của nông dân quanh vùng.

Đánh giá về hiệu quả xã hội thiết thực nhất từ chăn nuôi “heo GAHP” trong 3 năm qua, “LIFSAP Lâm Đồng” nhấn mạnh rằng “đã cải thiện đáng kể sinh kế và chất lượng cuộc sống của khu dân cư…”. Trong đó, đặc biệt “LIFSAP Lâm Đồng” đã xây dựng và mở rộng hoạt động hỗ trợ cho chuỗi liên kết giữa người chăn nuôi “heo GAHP” với cơ sở giết mổ và hệ thống chợ thực phẩm tươi sống.

Theo đó, dưới sự giám sát của Ban Quản lý Dự án LIFSAP Lâm Đồng, các cơ sở giết mổ bước đầu đã thực hiện đầy đủ cam kết thu mua sản phẩm“heo GAHP” từ người chăn nuôi, sau đó cung ứng cho hệ thống chợ thực phẩm an toàn để bán ra trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong thời gian tới, “LIFSAP Lâm Đồng” tiếp tục định hướng hình thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chăn nuôi “heo GAHP” gắn với thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng một cách ổn định, lâu dài.


Ông Nguyễn Văn Ân vượt khó trở thành chủ trang trại Ông Nguyễn Văn Ân vượt khó trở thành… Người 'máu' nuôi nai Người 'máu' nuôi nai