Mô hình kinh tế Khi nông dân được trao cần câu

Khi nông dân được trao cần câu

Publish date Tuesday. June 23rd, 2015

Khi nông dân được trao cần câu

Thông qua các lớp tập huấn, hội viên nông dân đã có thêm những kiến thức để mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, các mô hình, câu lạc bộ cũng là nơi để hội viên có thể chủ động tìm kiếm thông tin, kiến thức về khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Song song với chuyển giao khoa học kỹ thuật, các cấp Hội cũng tạo điều kiện để nông dân có thêm nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh bằng việc vận động hội viên đóng góp xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân. Bà Niê Bích Đào-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết: Từ năm 2010 đến nay, các cấp Hội đã vận động đóng góp được hơn 2 tỷ đồng, nâng tổng số Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh lên trên 12 tỷ đồng và đã giải quyết cho 1.286 lượt hộ vay. Đồng thời, Hội cũng đứng ra tín chấp với các doanh nghiệp cho hội viên nông dân mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… trả chậm để hỗ trợ cho những nông dân thiếu vốn có vốn sản xuất.

Cũng theo bà Niê Bích Đào, tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 54.567 hộ nông dân được công nhận đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp. Đặc biệt, trong số đó có 15.850 hộ sản xuất-kinh doanh giỏi là đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này cho thấy, việc hỗ trợ, đồng hành của các cấp Hội đã mang lại hiệu quả thiết thực, bước đầu làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của nhiều hội viên. Là một trong những người tiên phong của làng chuyển đổi diện tích lúa khô hạn sang trồng rau, nông dân Klil (xã Chư Á, TP. Pleiku), chia sẻ rằng, từ khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích vườn nhà, cuộc sống gia đình ông từng bước cải thiện. Những vườn khổ qua, dưa leo… cho gia đình ông thu nhập ổn định mỗi ngày và ông đang trồng thử nghiệm giống cỏ nuôi bò trên diện tích 600 m2.

Còn với nông dân A Nấp (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) vì có lợi thế đất đai rộng lớn nên gia đình ông chọn cách làm giàu kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập gần 1 tỷ đồng từ việc chăn nuôi 5 con bò, 4 ha cao su, 1,5 ha cà phê, 1 ha hồ tiêu, 0,6 ha lúa nước...  Gia đình ông còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại chỗ và giúp cho hàng trăm hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ trong sản xuất mỗi năm.

Đặc biệt, một số hội viên nông dân đã tìm tòi, sáng tạo và trở thành “nhà sáng chế” khi nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm có tính ứng dụng rộng rãi cho nhà nông. Điển hình như nông dân Đỗ Đức Quang (phường Trà Bá, TP. Pleiku) đã cải tiến, chế tạo thành công máy đào xới bồn cà phê đa năng, có thể đào rãnh ép xanh, xới xốp đất, xới cỏ cho cây cà phê. Chiếc máy đa năng do nông dân này chế tạo còn có thể đào rãnh chôn ống nước, đào mương thoát nước chống úng cho hồ tiêu, xới đất trồng hoa màu, đào móng nhà cấp 4… Ngoài ra, ông Quang còn cải tiến thành công máy hái cà phê ở dạng cầm tay gây mỏi, tốn nhiều công sức sang máy hái cà phê đeo lưng với năng suất bằng 5 đến 7 lao động trong ngày.

…Thực tế, từ việc trao cho hội viên những “cần câu”, các cấp Hội Nông dân đã giúp cho hàng ngàn hộ nông dân thoát nghèo mỗi năm và giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động ở địa bàn nông thôn.


Sản xuất hàng hóa ở Yên Minh đã và đang theo đúng lộ trình Sản xuất hàng hóa ở Yên Minh đã… Khơi thông dòng chảy cho nông nghiệp, nông thôn Khơi thông dòng chảy cho nông nghiệp, nông…