Không lấy trực tiếp nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi
Theo đó, người dân không lấy trực tiếp nước từ nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi; sử dụng một số sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: men vi sinh, zeolite... để cải thiện chất lượng nước ao nuôi, hạn chế thay nước; nên có ao chứa để lắng và xử lý nước bằng vôi, thuốc tím hoặc các sản phẩm có tác dụng xử lý nước như Virkon A, Fresh water, Iodine… trước khi đưa vào ao nuôi.
Đối với hình thức nuôi lồng, vèo đã đến thời điểm thu hoạch cần tiến hành thu hoạch ngay, trường hợp chưa thể thu hoạch thì cần phải tăng cường sục khí và có biện pháp xử lý nước phù hợp hoặc di chuyển cá nuôi vào trong ao để tránh gây thiệt hại; cần quản lý tốt việc cho ăn nhằm giảm tác nhân gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, đồng thời, phải tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi bằng cách bổ sung Vitamin C vào khẩu phần ăn của cá.
Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông, thủy sản địa phương nơi gần nhất hoặc cán bộ chi cục thủy sản để có biện pháp phù hợp đối với điều kiện cụ thể của từng nông hộ.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao