Khuyến cáo một số giải pháp phòng ngừa cá nuôi chết trong mùa nắng nóng
Các hộ nuôi lồng bè có ý kiến tại cuộc họp
Từ tháng 9/2015 đến 3/2016, cá nuôi lồng bè tại Vĩnh Tân đã chết 4 đợt. Ngay các đợt cá chết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và huyện Tuy Phong tập trung khảo sát làm rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Qua khảo sát, Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên & Môi trường đã tiến hành lấy mẫu nước, mẫu cá tại lồng bè nuôi, khu vực nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy, đối với các mẫu nước, các chỉ tiêu lý hóa không vượt giới hạn cho phép so với quy chuẩn hiện hành. Các mẫu cá không phát hiện vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
Đồng thời tại thời điểm cá chết không xuất hiện thủy triều đỏ, sứa độc. Do đó, chưa xác định được nguyên nhân làm cho cá chết tại xã Vĩnh Tân vừa qua. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành liên quan tiếp tục kiểm tra, giám sát nguồn nước để sớm tìm ra nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục. Đồng thời, huyện Tuy Phong và các đơn vị liên quan tuyên truyền khuyến khích bà con không nuôi tập trung với mật độ cao như thời gian vừa qua.
Theo nhận định của Chi cục Thủy sản, trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng làm nhiệt độ nước biển gần bờ tăng cao, làm gia tăng tốc độ phân hủy hữu cơ từ nước thải, rác thải có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm bùng phát tảo độc, lan truyền dịch bệnh, chất độc hại.
Để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của các hiện tượng trên đến hoạt động nuôi cá lồng bè trên biển, Chi cục thủy sản Bình Thuận khuyến cáo các hộ nuôi cá lồng bè nên áp dụng các biện pháp nuôi trong mùa nắng nóng như sau: san thưa mật độ nuôi cá trong mỗi ô lồng để tránh mật độ quá dày (nên duy trì mật độ 500 con/ô lồng với cá nhỏ và 100 - 150 con/ô đối với cá sắp thu hoạch); thường xuyên vệ sinh lồng bè, sử dụng lượng thức ăn phù hợp tránh dư thừa, bổ sung thêm o xy bằng máy sục khí, nhất là vào khoảng thời gian nửa đêm về sáng…
Bên cạnh đó, khi phát hiện khu vực nuôi cá có dấu hiệu ô nhiễm do tảo độc phát triển mạnh làm thay đổi màu nước thì nên di chuyển tạm thời lồng, bè đến nơi thông thoáng, có độ sâu trên 3m, có dòng chảy nhẹ. Trường hợp phát hiện cá nuôi có hiện tượng nổi đầu do thiếu ô xy thì cần cấp tốc bổ sung ô xy bằng máy sục khí…
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao