Tin thủy sản Kiểm soát bệnh ký sinh trùng - Giúp nâng cao năng suất cá lóc nuôi

Kiểm soát bệnh ký sinh trùng - Giúp nâng cao năng suất cá lóc nuôi

Author Đặng Hồng Đức - Bio-Pharmachemie, publish date Tuesday. September 7th, 2021

Kiểm soát bệnh ký sinh trùng - Giúp nâng cao năng suất cá lóc nuôi

Cá lóc là loài thủy đặc sản, thịt ngon, chứa nhiều protein và chất dinh dưỡng khác nên được nhiều người ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu, phong trào nuôi cá lóc công nghiệp phát triển rất mạnh ở miền Đông và miền Tây Nam bộ (ĐBSCL).

Một số loại ký sinh trùng trên cá

Tập tính cá lóc là loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật. Trong tự nhiên cá ăn động vật sống như tôm tép, các loài cá…, trong nuôi công nghiệp cá lóc có thể ăn thức ăn công nghiệp. Chính vì tập tính ăn tạp nên cá dễ bị nhiễm ký sinh trùng nội, ngoại ký sinh như các loại giun, các loài sán lá, trùng bánh xe, trùng mỏ neo, rận cá…

Tùy mức độ nhiễm nặng nhẹ mà cá bị suy dinh dưỡng, cá chậm lớn, còi cọc hoặc cá bị tắt ruột, tắt mật… gây chết, ảnh hưởng năng suất.

Khắc phục bằng cách kiểm soát ký sinh trùng gây ra trên cá lóc.

Bệnh ký sinh trùng trên cá: hiện có 2 nhóm. Nhóm ký sinh bên ngoài hay gọi ngoại ký sinh, Nhóm ký sinh bên trong hay gọi nội ký sinh.

Phòng và trị bệnh nội ngoại ký sinh

Phòng bệnh

Trước khi thả cá 2 tuần: Tẩy dọn vệ sinh ao nuôi: ngăn chặn vật chủ trung gian gây bệnh.

Sên vét bùn, dọn cỏ quanh bờ ao. Ngoài viêc dùng Saponin diệt cá tạp trong ao nên dùng BIO GREEN CUT (đồng nguyên tử) liều 1 lít/1.000 m3. Diệt khuẩn và diệt ốc hến… diệt vật chủ trung gian rất hiệu quả. Hoặc có thể dùng BIO IVERMEC ORAL liều 100 ml/3.000 m3

Trị bệnh

Do các loài giun tròn, giun chỉ… xâm nhập qua con đường ăn của cá lóc, chúng cạnh tranh dinh dưỡng, sinh sôi phát triển càng nhiều có thể tắc ruột, tắc ống mật.

Cách xử lý:

Trộn cho cá lóc ăn BIO FENBENDAZOLE 20% liều 1 kg cho 6 tấn cá. 1 ngày trộn 1 lần trong 2 – 3 ngày liên tục. Định kỳ 1 đến 1, 5 tháng xổ 1 đợt lặp lại tùy trình trạng cá bị nhiễm ký sinh trùng nhiều hay ít.

Hoặc trộn cho cá lóc ăn BIO ANTIPA for aquaculture (với thành phần Praziquantel) liều 100 g cho 2 tấn cá, ngày trộn 1 lần trong 2 ngày liên tục. Định kỳ 1 đến 1,5 tháng xổ lặp lại 1 đợt tùy trình trạng cá bị nhiễm ký sinh trùng nhiều hay ít.

Trị bệnh ngoại ký sinh

Do các loài sán lá, trùng bánh xe, trùng mỏ neo, rận cá… tấn công mang, da cá lóc, chúng hút chất dinh dưỡng, biểu hiện cá ngứa ngáy, bơi lờ đờ trên mặt nước, chậm lớn, cá suy kiệt, chết rải rác, cá chết tăng mỗi ngày nếu bị nhiễm nặng.

Cách xử lý:

Trộn cho cá lóc ăn BIO ANTIPA for aquaculture liều 100 g cho 2 tấn cá, ngày trộn 1 lần trong 2 ngày liên tục.  Thuốc BIO ANTIPA for aquaculture (thành phần Praziquantel) khi cá ăn vào thuốc sẽ ngấm vào máu và đi vào cơ thể cá. Khi các loài ký sinh trùng bám hút dinh dưỡng cá, thuốc sẽ theo máu đi vào cơ thể ký sinh trùng và thuốc này gây ngộ độc các loài ký sinh trùng này sẽ chết. Định kỳ 1 đến 1,5 tháng xổ  lặp lại 1 đợt tùy trình trạng cá bị nhiễm ký sinh trùng nhiều hay ít.

Vào mùa mưa, mùa nước nổi ở ĐBSCL là mùa sinh sản của các loài ký sinh trùng. Ký sinh trùng phát triển mạnh về số lượng và tấn công cá, làm ảnh hưởng sức khỏe cá nuôi. Chúng cũng là tác nhân gây nên các bệnh cơ hội khác như xuất huyết, nhiễm trùng máu, bệnh nấm… Do vậy người nuôi cá lóc phải xử lý, xổ ký sinh trùng trên cá định kỳ, góp phần kiểm soát dịch bệnh, cũng như giúp giảm chi phí thức ăn, cá mau lớn, năng suất, sản lượng vụ nuôi cá tăng.


Y sinh thảo dược - Cơ hội mới trong nuôi tôm Y sinh thảo dược - Cơ hội mới… Mồi bẫy - Chất dẫn dụ giúp quản lý ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản Mồi bẫy - Chất dẫn dụ giúp quản…