Tin thủy sản Kiểm soát dư lượng kháng sinh trong tôm với mô hình VietGAP

Kiểm soát dư lượng kháng sinh trong tôm với mô hình VietGAP

Author Phong Điền, publish date Saturday. March 11th, 2017

Kiểm soát dư lượng kháng sinh trong tôm với mô hình VietGAP

Những hộ nuôi thủy sản ở Sóc Trăng không đặt nặng về sản lượng mà đề cao an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng tôm nuôi. Do vậy, mô hình nuôi tôm VietGAP ngày càng được triển khai rộng trên địa bàn tỉnh.

Trong ảnh: Tôm sú được nuôi theo quy trình VietGAP giúp kiểm soát được dư lượng kháng sinh trong tôm. Ảnh: vietgap.com.

Sóc Trăng có nhiều khu vực bị nhiễm mặn, đặc biệt là các huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu... Trong nhiều năm qua, đời sống người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nghề nuôi trồng hải sản, trong đó, tập trung mạnh vào tôm nước lợ. Với năng suất cao, nhiều người đã vươn lên làm giàu từ mô hình này.

Tuy nhiên, do sự phát triển một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát nên tình trạng vùng nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng xuất hiện và lây lan các dịch bệnh trên tôm. Năm 2015, Sóc Trăng thiệt hại hàng tỷ đồng với tôm nước lợ. Bên cạnh đó, do chưa được quản lý về chất lượng nên phần lớn sản lượng tôm của địa phương đều chứa dư lượng kháng sinh và hóa chất vượt ngưỡng cho phép.

Trước thực trạng này, chính quyền tỉnh Sóc Trăng bắt đầu tìm hướng thay đổi, chú trọng về sản lượng thông qua việc triển khai mô hình nuôi tôm chất lượng cao. Trong đó, mô hình nuôi tôm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình GAP được ưu tiên phát triển.

Nhằm xây dựng chính sách phát triển bền vững, khuyến khích người nuôi loại bỏ việc lạm dụng chất kháng sinh cấm và hóa chất, Chi cục thủy sản tỉnh Sóc Trăng đưa ra những khuyến cáo cụ thể. Theo đó, mỗi hộ cần có sổ nhật ký ao nuôi theo từng ao, cũng như ghi chép đầy đủ thông tin việc sử dụng hóa chất, kháng sinh (nếu có) để phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc.

Trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày, người nuôi phải ngừng sử dụng hóa chất để tránh tồn lưu trong tôm. Các hộ tuyệt đối không dùng kháng sinh phòng bệnh mà chỉ sử dụng các loại hóa chất nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra, tôm nuôi cần được thả với mật độ phù hợp, lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa để hạn chế vi khuẩn tích tụ, lây lan dịch bệnh hoại tử gan tụy trên tôm…

Chính quyền tỉnh còn đầu tư phát triển mô hình điểm nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP tại một số tổ hợp tác thuộc các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, huyện Cù Lao Dung. Các tổ hợp tác này sẽ làm mẫu để tuyên truyền nhân rộng sang các địa phương khác, đồng thời, lồng ghép các chương trình hội thảo tọa đàm, tập huấn để người dân có nhận thức đúng đắn. Trong thời gian qua, hợp tác xã Nông ngư 14/10, huyện Mỹ Xuyên đã áp dụng nuôi tôm VietGAP với diện tích 25 ha; tổ hợp tác thủy sản ấp Nhà Thờ, Trần Đề áp dụng nuôi gần 12 ha; tổ hợp tác Toàn Thắng, thị xã Vĩnh Châu áp dụng trên 40 ha...

Sau thời gian áp dụng mô hình này, các tổ chức nhận thấy hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát an toàn môi trường ao nuôi, từ đó, giảm thiểu tỷ lệ tôm hỏng. Đồng thời, bà con cũng hạn chế lượng kháng sinh, hóa chất trong ao bằng việc tăng cường sử dụng vi sinh.

Mặc dù chính sách nuôi tôm an toàn tại Sóc Trăng vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng việc kiểm soát được dư lượng kháng sinh và nâng cao chất lượng tôm thương phẩm đã mở ra cơ hội phát triển của ngành nuôi tôm của tỉnh.


Bảo hiểm nuôi tôm vì sao thất bại? Bảo hiểm nuôi tôm vì sao thất bại? Lãi tiền tỷ nhờ nuôi cá hồi Sapa Lãi tiền tỷ nhờ nuôi cá hồi Sapa