Kiểm soát tảo trong ao tôm bằng chế phẩm sinh học
Kiểm soát tảo trong ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là phương pháp quản lý an toàn chặt chẽ và triệt để chất lượng nguồn nước, giúp gia tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh cho tôm nuôi.
Mối tương quan
Các loài tảo phổ biến trong ao nuôi tôm bao gồm: Tảo lục (Scenedesmus sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp.), tảo khuê (hay còn gọi là tảo silic) là những loại tảo có lợi do không chứa độc tố; tảo lam (Nostoc sp., Anabaena sp., Oscillatoria sp.), tảo giáp và tảo mắt là nhóm tảo gây hại, khi chúng phát triển chiếm ưu thế sẽ gây hiện tượng nở hoa làm gia tăng độ nhớt của nước, bọt nổi khó tan xuất hiện, sản sinh nhiều chất độc. Hai ao cạnh nhau, cùng một chế độ chăm sóc, nhưng tảo và vi sinh có thể khác nhau cả về số lượng lẫn chủng loại do mầm tảo và vi khuẩn trong hai ao có thể khác nhau. Tốt nhất là lấy một phần nước ở ao đã có màu đẹp, cho vào ao mới và rải cám để thúc đẩy tảo và vi sinh có lợi phát triển.
Sau 2 – 4 tuần, hệ tảo – vi khuẩn đã phát triển, nước đã có màu tốt (vàng nâu hoặc nâu lục), độ trong đạt 25 – 40 cm thì thả tôm giống. Việc bón phân không cần thiết nữa, vì chất thải và thức ăn thừa là dưỡng chất cho tảo và vi sinh phát triển. Tôm nhỏ chủ yếu ăn phiêu sinh. Tôm lớn dần, cần nhiều thức ăn hơn, nên khoảng 7 – 10 ngày sau thì tảo trong ao có thể cạn dần, khi đó cần bổ sung cám để cám ổn định màu nước, đảm bảo không bị gián đoạn nguồn thức ăn tự nhiên. Trong vòng 20 – 30 ngày đầu không cần cho ăn thêm thức ăn công nghiệp.
Trong trường hợp mật độ thả cao 50 con/m2 trở lên, nguồn thức ăn tự nhiên có thể không đủ, cần cho thêm thức ăn công nghiệp thích hợp dành cho tôm giống. Thức ăn này cũng là dưỡng chất cho tảo và vi khuẩn phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
Giai đoạn đầu không được cho tôm ăn thức ăn tươi sống như cá, nhuyễn thể, trứng nghiền vì tôm con chưa ăn được, mà còn tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển, vô tình phá vỡ cơ cấu sinh thái nước ao.
Nguyên tắc sử dụng
Nguyên lý cơ bản như sau: Các chủng vi sinh có thể sử dụng là:
Bacillus sp, Lactobacillus sp, Pediococcus sp và Rhodopseudomonas spp… thích hợp để hạn chế tảo. Đánh vào ban đêm lúc 21 – 22h. Có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi hết tảo; 3 – 4 ngày đánh 1 lần. Có thể hòa chế phẩm sinh học với mật rỉ đường và sục khí 12 tiếng trước khi đánh xuống ao nuôi (lúc 22h) sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Hoặc ủ kín thành dạng thứ cấp để tiết kiệm chi phí. Sản phẩm men vi sinh hạn chế tảo nhưng không ảnh hưởng đến động vật thủy sản trong ao nuôi, hoàn toàn không ảnh hưởng tới tôm cá trong ao nên người nuôi yên tâm sử dụng. Cơ chế để tảo phát triển là lượng thức ăn dư trong quá trình nuôi tạo điều kiện cho tảo bùng phát, khi bổ sung vi sinh vật lợi khuẩn… chúng sẽ xử lý vấn đề thức ăn dư thừa, cặn bã hữu cơ dẫn đến không còn dinh dưỡng dư thừa để tảo bùng phát. Thiếu thức ăn cho tảo dẫn đến tảo chết và không phát triển mạnh được.
Nhằm kiểm soát một cách tốt nhất sự phát triển của các nhóm tảo gây độc này, các biện pháp vật lý và sinh học được xem là phương pháp phòng, chống cũng như xử lý ô nhiễm và hiện tượng phú nhưỡng hóa mang lại hiệu quả cao và an toàn. Người nuôi cần tuân thủ một số biện pháp trong quá trình nuôi để kiểm soát tảo độc phát triển quá mức như: Cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, bố trí quạt nước hợp lý; sau mỗi vụ nuôi phải phơi đáy, cải tạo ao cẩn thận, loại bỏ bùn cặn dư thừa trước khi bắt đầu vụ nuôi; quản lý thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi không để dư thừa thức ăn và tránh các nguồn thức ăn như các loại phân gia súc, gia cầm và các nguồn nước thải khác gây ô nhiễm nước ao. Bên cạnh các biện pháp trên, việc bổ sung chế phẩm vi sinh có lợi (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis…) cũng là giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát và duy trì ổn định mật độ vi sinh vật, góp phần đáng kể giúp kiểm soát sự cân bằng thành phần và mật độ tảo trong nước nuôi tôm.
Lưu ý: Nếu tảo phát triển quá nhiều và sử dụng EM kiểm soát tảo làm xác tảo tồn nhiều trong ao. Nên xiphong hoặc thay bớt nước ra giúp môi trường nước được thông thoáng để ôxy hòa tan vào ao cho động vật thủy sản hấp thụ. Nên quan sát hằng ngày sự phát triển và thay đổi của tảo trong ao để có ngay biện pháp khắc phục sớm nhất và đạt được hiệu quả cao nhất.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao