Nuôi lợn (Heo) Kiểm tra chất lượng thức ăn của heo con - Phần 2

Kiểm tra chất lượng thức ăn của heo con - Phần 2

Author NCN, publish date Friday. June 3rd, 2016

Kiểm tra chất lượng thức ăn của heo con - Phần 2

Phương pháp cảm quan

Là phương pháp dựa vào sự cảm nhận của các giác quan và kinh nghiệm của kỹ thuật viên để đánh giá chất lượng thức ăn :

– Phương pháp quan sát : dùng thị giác (mắt nhìn) để đánh giá màu sắc, kích thước, độ mịn của hạt, độ lẫn tạp của thức ăn, mối, nấm mốc…

– Phương pháp kiểm tra mùi: ta lấy khoảng 20 – 50g thức ăn cho vào giấy (hoặc đĩa) sạch sau đó đưa lên mũi ngửi:

+ Nếu thức ăn thơm đặc trưng cho nguyên liệu là chất lượng tốt

+ Nếu không ngửi thấy mùi đặc trưng là thức ăn đã bị mất mùi chất lượng kém

+ Nếu thức ăn có mùi hôi, thối là thức ăn đã hỏng đã phân giải phải hủy bỏ

– Phương pháp kiểm tra vị: đưa vài gram thức ăn lên miệng dùng lưỡi để kiểm tra vị.

Qua nhận cảm của các gai vị giác ở lưỡi sẽ cho chúng ta biết chất lượng thức ăn: mặn, chua, đắng cay.

– Phương pháp kiểm tra bằng cảm giác:

Dùng cảm giác của bàn tay để đưa vào bao cám để kiểm tra qua nhận biết của cảm giác ta đánh giá được nhiệt độ, độ ẩm, độ vón cục… của thức ăn

Phương pháp hóa học

Phương pháp này sử dụng các thiết bị khoa hoc kỹ thuật để kiểm tra đánh giá chất lượng thức ăn chính xác khoa hoc.

Các phương pháp đáng giá chất lượng thức ăn thường áp dụng hiện nay như sau:

– Kiểm tra xác định độ ẩm: đưa thức ăn cần kiểm tra vào hộp chức năng của máy đặt chế độ kiểm tra và cắm điện cho máy hoạt động sau vài phút đồng hồ hiển thị kết quả độ ẩm thức ăn (độ chính xác tới phần nghìn)

– Máy phân tích đạm, đường … phân tích thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cần kiểm tra.

– Kiểm tra độ chua, tạp chất, chất độc, vi khuẩn, nấm… tồn dư trong thức ăn

Phương pháp thí nghiệm trên vật nuôi

Đây là phương pháp được bà con nông dân áp dụng trong chăn nuôi trang trại nông hộ ở các địa phương từ trước đến nay.

Phương pháp này như sau:

Dùng thức ăn kiểm tra đánh giá chất lượng cho vật nuôi ăn trong một thời gian nhất định (1 tuần, 2 tuần hoặc 3, 4 tuần) đồng thời cho nhóm vật nuôi khác (cùng lứa tuổi, cùng điều kiên chăn nuôi) ăn thức ăn mà ta đã khẳng định chất lượng sau đó kiểm tra tốc độ tăng trưởng, sức khỏe của cả 2 nhóm vật nuôi sau 3 – 4 lần kiểm tra ta có sự khác biệt và từ đó đưa ra kết luận đánh giá.

VD: Dùng thức ăn mà ta tự phối trộn cho 5 heo con ở giai đoạn từ 10 – 15kg ăn đồng thời cho 5 con khác sau 5 ngày ta cân để kiểm tra mức độ tăng trọng.

Qua kết quả ta có thể kết luận và điều chỉnh khẩu phần ta phối trộn cho phù hợp.

Đối với phương pháp này cho kết quả chính xác nhất bởi vì: trong phương pháp này bao hàm cả phương pháp kiểm tra bằng cảm quan trước khi sử dụng thức ăn để kiểm tra.

Mặt khác kết quả từ vật nuôi đưa ra là khách quan, chính xác, khoa học nhất.


Tầm quan trọng của nước trong chăn nuôi - Phần 1 Tầm quan trọng của nước trong chăn nuôi… Phương án lâu dài với nái hậu bị không lên giống Phương án lâu dài với nái hậu bị…