Kim cương 111 bội thu trên cánh đồng mẫu lớn
Với nhiều ưu điểm vượt trội, chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh đạo ôn ở vụ xuân, đốm sọc vi khuẩn, bạc lá ở vụ mùa, giống lúa Kim cương 111 cấy theo mô hình hiệu ứng hàng biên được đánh giá là giống lúa có tiềm năng, năng suất cao, phù hợp với cơ cấu giống ở các địa phương.
Lãnh đạo Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình đánh giá mô hình Kim cương 111 tại xa Phú Lương (Đông Hưng, Thái Bình). Ảnh: L.T
Vụ Mùa 2017, Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) đã phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình và UBND huyện Đông Hưng tiến hành gieo cấy giống lúa Kim cương 111 theo hiệu ứng hàng biên với phương pháp hàng rộng, hàng hẹp tại cánh đồng mẫu lớn xã Phú Lương (huyện Đông Hưng, Thái Bình) với diện tích 50ha. Bước đầu mô hình cho thấy đạt được nhiều thắng lợi.
Hiệu ứng hàng biên – mô hình 2 trong 1
Bà Đoàn Thị Kim Tứ, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Bình chia sẻ: Ngoài cho năng suất và chất lượng gạo cao, Kim cương 111 còn có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, ít phải phun thuốc phòng trừ, chất lượng gạo an toàn. Do đó, đến nay mặc dù chưa vào mùa thu hoạch nhưng đã có nhiều thương lái đặt vấn đề bao tiêu...
Đông Hưng là một trong những huyện của tỉnh Thái Bình luôn đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu. Đến nay, toàn huyện có 29 cánh đồng mẫu với tổng diện tích đạt 1.309,37ha, thu nhập đạt từ 160 – 213 triệu đồng/ha/năm, năng suất lúa bình quân toàn huyện hàng năm đạt từ 133 – 134 tạ/ha.
Ông Nguyễn Trọng Thành – Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Lương (Đông Hưng) chia sẻ: Chúng tôi áp dụng các phương pháp kỹ thuật thâm canh mới vào sản xuất nông nghiệp. Từ vụ mùa 2014, phương pháp cấy hiệu ứng hàng biên đã được chúng tôi ứng dụng, sau nhiều vụ khảo nghiệm đều cho năng suất rất cao. Vụ xuân 2016, địa phương đã được Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc chọn làm điểm mô hình trình diễn để các tỉnh, thành đến tham quan, học tập. Từ khi áp dụng phương pháp này, chưa một hộ xã viên nào nói cấy theo hiệu ứng hàng biên năng suất lúa thấp. Ngoài những diện tích mà HTX quy hoạch thì bà con nông dân còn mở rộng, tổng diện tích canh tác theo mô hình này của địa phương đã lên tới 120ha.
Thâm canh lúa theo mô hình hiệu ứng hàng biên, ngoài việc tiện chăm sóc, theo dõi sâu bệnh, năng suất cao thì mô hình còn rất thích hợp cho sản xuất cây vụ đông. Với đặc tính cây vụ đông nhất là bí, ngô là cây ưa ấm làm càng sớm càng tốt, do vậy với những diện tích thâm canh theo hiệu ứng hàng biên, khi lúa chưa gặt bà con nông dân đã có thể đặt bầu bí, bầu ngô dọc theo hàng biên rộng. Đến khi thu hoạch xong lúa thì bí, ngô đã phát triển, kịp thời vụ. Vì vậy mô hình này được đánh giá là giải pháp 2 trong 1 cho bà con nông dân.
Hứa hẹn một mùa bội thu
Không chỉ ứng dụng kỹ thuật thâm canh tiên tiến, mà huyện Đông Hưng cũng luôn tổ chức khảo nghiệm để tìm ra các giống lúa có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương để bà con nông dân gieo cấy nhằm nâng cao năng suất, sản lượng lúa. Giống lúa Kim Cương 11 là ví dụ.
So với các giống lúa khác mà địa phương từng gieo cấy thì Kim Cương 111 thể hiện được nhiều đặc tính ưu việt, phù hợp với phương pháp hiệu ứng hàng biên nhất như đẻ nhánh khỏe, cứng cây, bông to, năng suất cao hơn hẳn. Cùng chúng tôi ra thăm ruộng lúa, ông Nguyễn Trọng Thành khẳng định: “Ruộng lúa thế này làm sao nói là năng suất thấp được. Đến giờ tôi có thể khẳng định bà con nông dân địa phương chúng tôi sẽ có một mùa vụ bội thu”.
Theo thống kế của Phòng NNPTNT huyện Đông Hưng, ngoài diện tích HTX đưa vào quy hoạch còn một diện tích rất lớn do bà con nông dân thấy giống lúa có năng suất, chất lượng cao nên đã tự đưa vào, vì vậy đến nay tổng diện tích Kim cương 111 tại Đông Hưng đã lên đến 300ha.
Ông Nguyễn Văn Trúc – Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hưng cho biết: Với kỹ thuật thâm canh hàng cách hàng đối với hàng rộng là 40cm, hàng hẹp là 20cm; cây cách cây từ 18 – 20cm; mật độ khoảng 16 – 18 khóm/m2, giống lúa Kim Cương 111 hấp thụ được ánh sáng một cách tối đa, phát huy được hết những ưu điểm của giống như đẻ nhánh rất khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt. Chi phí đầu vào, nhân công, phân bón, giống, phòng trừ sâu bệnh cho các ruộng lúa Kim cương 111 có thể giảm từ 270.000 – 300.000 đồng/sào.
Để so sánh về sự phát triển của giống giữa phương pháp hiệu ứng hàng biên và phương pháp truyền thống, cán bộ kỹ thuật đã trực tiếp đếm được số lượng cây/khóm là 35-37 cây, trong khi cấy theo phương pháp truyền thống chỉ khoảng 25-30 cây. “Số lượng bông hữu hiệu trên khóm và hạt chắc trên bông rất cao, dự kiến năng suất ước sđạt khoảng 68 – 70 tạ/ha, tăng từ 10-20% - ông Trúc khẳng định.
Bên cạnh những đặc tính đẻ nhánh khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt thì Kim cương 111 còn có ưu điểm cứng cây, chống đổ tốt, minh chứng cho điều này rõ nhất chính trong khi các ruộng dùng giống lúa khác đổ rất nhiều do ảnh hưởng của cơn bão số 10 vừa qua nhưng ruộng cấy giống Kim cương 111 gần như không bị.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao