Kinh Nghiệm Bón Phân Khi Trồng Sầu Riêng Ở Mỏ Cày (Bến Tre)
Anh Út Lập, ấp Giồng Nâu xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày (Bến Tre) có kinh nghiệm:
Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: Cần bón 5-10 kg phân hữu cơ cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg là 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 theo liều lượng và số lần bón như bảng sau:
Giai đoạn đầu cây đã cho trái ổn định: Bón làm 3 lần trong năm như sau:
Lần 1: Sau khi thu hoạch, tỉa cành bón 10-20 kg phân hữu cơ cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg là 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 với lượng 2-3 kg hỗn hợp/gốc, tưới nước nhằm tạo bộ lá màu mỡ, sạch sâu bệnh.
Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày, thúc ra hoa bằng phân hỗn hợp với lượng phân cao theo công thức N:P:K:Mg là 10:50:17; 02-3 kg hỗn hợp/gốc.
Lần 3: Khi gốc to bằng trái chôm chôm, giúp trái phát triển nhanh và có chất lượng cao bằng phân hỗn hợp với lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg là 12:42:17: 2; 02-3 kg hỗn hợp/gốc.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất trái. Nếu sử dụng phân bón lá nhiều đạm sẽ làm giảm phẩm chất trái như cơm bị sượng, bị nhão...
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao