Kinh nghiệm điều khiển sơri ra hoa
Hiệu quả kinh tế khá cao so với một số cây trồng khác.
Cây sơri bắt đầu thu hoạch ổn định vào năm thứ 3, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 8 đợt trái.
Với mật độ 40 gốc/1.000 m2 năng suất từ 25 kg/cây, bình quân đạt khoảng 1 tấn trái/1.000 m2/năm.
Bằng kinh nghiệm của mình, anh Trần Văn Hữu (ở ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thị xã Bến Tre) thực hiện cho sơri ra trái rải vụ tránh thu hoạch rộ cùng lúc rớt giá, tăng thêm lợi nhuận.
Phương pháp anh Hữu thực hiện như sau: Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành cho cây thông thoáng và nhận đủ ánh sáng, bón phân cho mỗi gốc 300 g NPK 16-16-8 kết hợp phun phân bón lá F.Bo ướt đều lên tán cây.
Sau 10 ngày cây sẽ ra hoa đồng loạt, sau khi hoa nở rộ phun GA3, một gói cho bình 8 lít giúp cây đậu trái tốt.
Để cây sơri ra hoa sớm thì vào đầu mùa mưa (khoảng đầu tháng 4) tưới nước ướt đẫm cây, đồng thời dùng chế phẩm bón lá ra hoa C.A.T + F.Bo phun ướt đều tán cây hai lần (5 ngày một lần) cây sẽ ra hoa sớm và đồng loạt hơn vụ chính 15 ngày.
Còn muốn xử lý ra hoa trễ vụ thì khi cây ra hoa rộ vào đầu mùa mưa tiến hành làm cho hoa rụng bằng cách dùng cây chà quơ cho hoa rụng hoặc phun phân Urê, liều lượng 150 g/bình 8 lít.
Sau khi hoa rụng xong bón cho cây một đợt phân rồi phun chế phẩm ra hoa C.A.T + F.Bo, phun ướt đều tán cây hai lần (7 ngày một lần) cây sẽ ra hòa đồng loạt và trễ hơn vụ 1; sớm hơn vụ 2 là 15 ngày.
Trên cùng một mảnh vườn, để hạn chế thu hoạch rộ một lần, nhà vườn có thể chia thành ba khu xử lý khác nhau.
Khu 1: Xử lý cho ra hoa đậu trái tự nhiên;
Khu 2: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 10 ngày;
Khu 3: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 20 ngày.
Với cách phân bố này, nhà vườn sẽ hạn chế thu hoạch trái rộ một đợt.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao