Kinh nghiệm quản lý cỏ dại theo công thức Cỏ cặp BP
ĐBSCL là vựa lúa của cả nước, nên cây lúa không còn lạ gì với bà con ở miền Tây sông nước.
Trong canh tác lúa đầu vụ, một trong những dịch hại bà con thường quan tâm là cỏ dại, ký chủ trung gian này tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, làm cho cây lúa sinh trưởng kém, giảm năng suất, chất lượng nông sản.
Cỏ dại trên ruộng lúa có nhiều loại, được phân thành 3 nhóm cỏ chính: Hòa bản, năn lác và lá rộng, trong đó cỏ chác lác thuộc nhóm năn lác rất khó phòng trị vì chúng thích nghi tốt với vùng đất bị ảnh hưởng bởi phèn, mặn.
Để quản lý cỏ dại trên ruộng lúa nông dân khu vực ĐBSCL thường phun phối hợp nhiều loại thuốc trừ cỏ một lúc, đồng thời tăng liều sử dụng để đạt hiệu quả trừ cỏ mong muốn. Vì vậy việc sử dụng, quản lý thuốc cỏ trên ruộng lúa gặp nhiều khó khăn và rất tốn kém.
Cty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn đã triển khai nhiều mô hình khảo nghiệm thuốc trừ cỏ lúa tại khu vực ĐBSCL. Thực tế cho thấy các mô hình nông dân sử dụng công thức “Cỏ cặp BP” cho kết quả rất tốt với cả 3 nhóm cỏ, kể cả nhóm cỏ khó trị như chác lác. Hiệu quả trừ cỏ đuôi phụng và lồng vực đạt trên 90%, tuyệt đối an toàn cho tất cả giống lúa, kể cả giống lúa Nhật khó tính hoặc khi phun thuốc chồng lối. Hơn nữa sử dụng công thức “Cỏ cặp BP” sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chí phí so với việc sử dụng các sản phẩm thuốc trừ cỏ khác cùng loại trên thị trường.
Công thức “Cỏ cặp BP” phun phối hợp 2 sản phẩm Butoxim 60EC + Pataxim 55EC.
Thuốc trừ cỏ Butoxim 60EC chứa hoạt chất Butachlor có tác dụng diệt cỏ tiền nảy mầm, hậu nảy mầm sớm, đồng thời diệt được cả 3 nhóm cỏ giai đoạn 1 - 3 ngày sau sạ, cỏ từ 0 - 1 lá. Hoạt chất Butachlor thâm nhập vào cây cỏ qua rễ và thân mầm, nên diệt được cỏ nhóm chác lác.
Thuốc trừ cỏ Pataxim 55EC, hỗn hợp 2 hoạt chất Butachlor và Propanil là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm diệt được cả 3 nhóm cỏ, giai đoạn 4 - 12 ngày sau sạ, cỏ được 2 - 3 lá, có hiệu quả cao với nhóm cỏ chác lác.
Cách sử dụng: Pha 100ml Butoxim 60EC + 90ml Pataxim 55EC cho bình máy 25 lít nước phun 1,5 - 2 bình máy 25 lít cho 1 công lớn (1.300m2). Phun giai đoạn 4 - 6 ngày sau sạ, khi cỏ có 1 - 3 lá.
Khi phun thuốc ruộng cần tháo cạn nước nhưng đủ ẩm. Sau khi phun 1 - 3 ngày, cho nước vào ruộng và giữ mực nước phù hợp với chiều cao cây lúa, giữ nước trong ruộng càng lâu càng tốt, ít nhất 4 - 5 ngày sau phun, tránh để ruộng bị khô, nứt nẻ sau khi phun thuốc.
Phun thuốc thời điểm này an toàn cho lúa, cho hiệu quả trừ cỏ cao với chi phí đầu tư hợp lý. Đa phần ruộng của bà con nông dân thường không được bằng phẳng, phun thuốc trừ cỏ diệt mầm sớm ngại gây chết mầm lúa ở những chỗ đọng vũng, tốn công, lúa giống và thêm cả chi phí dặm lại, ngoài ra những chỗ gò cỏ mọc sớm phải thêm chi phí phun lau lại.
Sau thời gian triển khai mô hình sử dụng “Cỏ cặp BP” ở khu vực ĐBSCL. Một số nông dân sử dụng “Cỏ cặp BP” của SPC đạt kết quả tốt, rất tâm đắc với công thức này. Điển hình là các hộ sau: Ông Lê Văn Út (Ấp Tà Lóc, xã Sơn Kiên, Hòn Đất, Kiên Giang). Ông Danh Cường (Ấp Thạnh Trị, xã Thạnh Trị, Tân Hiệp, Kiên Giang). Ông Trịnh Văn Trên (Ấp Tàu Hơi, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang). Ông Trần Minh Khương (Thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, An Giang). Ông Trần Văn Hiệp (Huyện Châu Thành, An Giang). Ông Nguyễn Anh Tuấn (Ấp Phú Vĩnh, huyện Tân Châu, An Giang).
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao