Mô hình kinh tế Kinh nghiệm Thái Lan trong xuất khẩu thịt gia cầm 4 tỷ USD mỗi năm và luôn ổn định

Kinh nghiệm Thái Lan trong xuất khẩu thịt gia cầm 4 tỷ USD mỗi năm và luôn ổn định

Publish date Sunday. October 18th, 2015

Kinh nghiệm Thái Lan trong xuất khẩu thịt gia cầm 4 tỷ USD mỗi năm và luôn ổn định

Quy trình khép kín

Đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm công nghiệp, khép kín tất cả các khâu từ con giống, thức ăn, giết mổ, chế biến và bán sản phẩm.

Trong đó, con giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tiếp đó, trang trại chăn nuôi áp dụng công nghệ cao để điều khiển tự động các hoạt động của trại như: điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, lượng khí độc, thức ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi… kể cả đảm bảo an toàn sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi.

Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm luôn đe dọa, Thái Lan vẫn là thị trường đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các nước EU, Nhật… về xuất khẩu sản phẩm gia cầm đã chế biến.

Chi phí thức ăn và chi phí lao động thấp

Bắp được xem là thành phần chính sử dụng làm thức ăn gia cầm ở nhiều nơi trên thế giới, chiếm 50% trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gia cầm.

Do vậy, ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm của Thái gắn với sản xuất bắp.

Theo dữ liệu Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 10 nhà xuất thịt gia cầm hàng đầu trên thế giới là những quốc gia có sản lượng bắp cao nhất.

Thái Lan không có nguồn thức ăn giàu protein cho gia cầm, nhưng đất nước này sản xuất lượng bắp lớn vừa cung cấp nội địa vừa xuất khẩu.

Thức ăn chăn nuôi là yếu tố quan trọng nhất trong khả năng cạnh tranh sản phẩm, bởi nếu sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương thì giảm được thuế quan nhập khẩu thức ăn, không mất phí vận chuyển… Thịt gà xuất khẩu của Thái có khả năng cạnh tranh cao là do giảm được chi phí lao động và chi phí thức ăn.

Liên kết dọc

Hầu hết, các công ty thịt gia cầm tại Thái Lan xây dựng rất tốt mối quan hệ với các nhà nhập khẩu tại Nhật Bản để duy trì thị trường và liên kết theo chiều dọc như Công ty Charoen Pokphand, Betagro, Saha, SunFood, Laem Thong… Mỗi công ty phát triển thương hiệu riêng về gà thịt và được các trại giống, nhà máy thức ăn, lò giết mổ hỗ trợ.

Đa phần gà thịt xuất khẩu do người nông dân Thái chăn nuôi, có ký kết hợp đồng và mức sống đảm bảo từ nguồn này.

Các nông hộ đã chuyển đổi hình thức chăn nuôi gà không kiểm soát sang chăn nuôi có kiểm soát… Kinh doanh tích hợp theo chiều dọc nhằm giảm chi phí sản xuất, tiến tới doanh thu lớn là nguồn gốc tăng thêm giá trị sản phẩm của người Thái.

Chính phủ Thái Lan xác nhận, ngành công nghiệp gia cầm là một trong những động lực của sự phát triển kinh tế đất nước, tạo việc làm cho nông dân, kéo theo các ngành công nghiệp khác phát triển, vì thế chính phủ tạo mọi điều kiện hỗ trợ ngành công nghiệp gia cầm.

Chẳng hạn, khi dư lượng kháng sinh đã trở thành một vấn đề đối với thị trường xuất khẩu EU, Chính phủ Thái Lan thiết lập nhiều phòng thí nghiệm các ngành dịch vụ để phân tích dư lượng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và sản phẩm gia cầm…


Vĩnh biệt người anh hùng giữa cỏ Vĩnh biệt người anh hùng giữa cỏ Hoa hậu bò sữa Mộc Châu đạt sản lượng sữa 59,6 kg/ngày Hoa hậu bò sữa Mộc Châu đạt sản…