Ớt Kinh Nghiệm Trồng Ớt Ở Ngăm Mạc

Kinh Nghiệm Trồng Ớt Ở Ngăm Mạc

Publish date Saturday. April 7th, 2012

Kinh Nghiệm Trồng Ớt Ở Ngăm Mạc

Những ngày đầu tháng 4 chúng tôi trở về Ngăm Mạc, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) để tìm hiểu kinh nghiệm trồng ớt xuất khẩu cho thu nhập cao của bà con xã viên. Trên các khu đồng, mọi người phấn khởi chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho ớt đông xuân. Ai cũng mong mưa thuận gió hòa... ớt được mùa là cây "xóa đói, giảm nghèo". Diện tích ớt đông xuân ở Ngăm Mạc vào khoảng 40 mẫu, tăng 30 mẫu so với cùng kỳ năm ngoái, sở dĩ diện tích ớt được mở rộng là do năm ngoái được mùa cả về giá và năng suất. 1 sào ớt thu hoạch thấp cũng đạt 500kg, cao 700kg, bán giá 1.600đ/kg, cho thu nhập 800 ngàn đến hơn 1,1 triệu đồng, cao gấp 2 - 2,5 lần so với cấy lúa, cũng bởi vậy mà xã viên ai cũng mặn mà với ớt hơn. Theo đánh giá của nhiều hộ xã viên thì trồng ớt cho thu nhập cao tuy nhiên trong quá trình trồng, chăm sóc cần lưu ý một số biện pháp sau (chúng tôi xin ghi lại để bà con tham khảo).

Ngâm ủ, làm bầu: Công đoạn đầu là ngâm hạt giống trong nước ấm chừng 3 -4 giờ sau đó vớt ra ủ trong bọc giẻ bông hoặc vải 2 - 4 ngày, hạt sẽ nảy mầm, cách thức làm bầu khá đơn giản, tận dụng lá chuối khô làm bầu có đường kính 4 - 6cm, cao 5-7cm, dùng đất bột trộn lẫn phân chuồng ủ mục cho vào bầu, tra hạt xong phủ lên trên lượt trấu mỏng.

Làm luống: Ớt là cây kém chịu úng vì vậy phải lên luống cao thoát nước, ở Ngăm Mạc đa số xã viên làm luống trồng ớt rộng chừng 0,6m để trồng hàng một, phân bón tùy theo mỗi chân ruộng song thông thường 1 sào ớt đầu tư khoảng 300 - 400kg phân chuồng ủ mục, 30 - 40kg lân, đạm, 20kg vôi bột và kali mỗi loại từ 8 - 10kg.

Trồng, chăm sóc: Bổ hốc để đặt cây theo khoảng cách 0,5m/cây, đặt cây xong vun đất xung quanh (bón lót 100% phân chuồng, vôi và khoảng 80% phân lân, riêng đạm và kali bón lót khoảng 60%) số còn lại dùng để bón thúc kết hợp xới xáo về sau này.

Ớt trồng xong phải giữ ẩm, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để dặm lại, khi ớt bén rễ hồi xanh trở đi cứ khoảng 7 - 8 ngày tưới nước phân hỗn hợp 1 lần (lân ngâm nước phân chuồng, thêm ít đạm hòa loãng tưới đều), sau trồng 20 ngày trở đi tiến hành xới xáo làm cỏ cho cây, 20 ngày sau bón nốt số phân còn lại trong cả thời kỳ sinh trưởng của ớt, thường xuyên kiểm tra loại bỏ lá già, lá bị bệnh để tránh lây lan.

Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ tốt các đối tượng: Nhện đỏ, rệp muội, bệnh phấn trắng, thán thư, xoăn lá, chết ẻo, thuốc sử dụng thông thường là Manager, Daconil, Ancol và địch bách trùng.


Cây Ớt Xóa Đói Giảm Nghèo Cây Ớt Xóa Đói Giảm Nghèo Trồng Ớt Cao Sản Thu 90-100 Triệu Đồng/ha Trồng Ớt Cao Sản Thu 90-100 Triệu Đồng/ha